|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đầu tư 53,6 triệu USD, buýt nhanh nhanh hơn xe thường 5 - 10 phút

21:26 | 19/12/2016
Chia sẻ
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết, đưa vào hoạt động từ 1/1/2017, xe buýt nhanh BRT tuyến Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa sẽ nhanh hơn xe buýt thường 5 - 10 phút. Dù vậy, tương lai tốc độ của loại hình giao thông này sẽ tiếp tục được nâng cao.
dau tu 536 trieu usd buyt nhanh nhanh hon xe thuong 5 10 phut
Xe buýt nhanh Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet.

Tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên ở Hà Nội, tuyến Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2017. Trong tháng đầu tiên, tuyến xe này sẽ miễn phí cho người dân Hà Nội.

Dự án buýt nhanh ở Hà Nội chậm là bình thường?

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc tuyến buýt nhanh BRT chậm được đưa vào vận hành so với dự kiến, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, mặc dù được phía World Bank tư vấn thiết kế, giám sát song nhiều vấn đề về kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam chưa có.

Trưởng nhóm Giao thông Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Jung Eun Oh chia sẻ có 4 lý do để dự án này chậm trễ.

Theo bà, đầu tiên, do kế hoạch của thành phố khiến dự án phải thay đổi lại thiết kế. Hơn nữa, Hà Nội là thành phố phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra việc xe buýt BRT là giải pháp cải tiến mới vì vậy một yếu tố cản trở dự án là chưa đủ cơ sở để xây dựng làm đường riêng bên trái thay vì chạy đường chung. Nhưng quan trọng nhất liên quan đến kỹ thuật, bởi hệ thống giao thông công cộng rất phức tạp cần nhiều phương án và mất thời gian hơn truyền thống.

Đại diện Ngân hàng Thế giới khẳng định, chậm trễ của tuyến BRT tại Hà Nội không phải bất thường, nhiều thành phố khi xây dựng các giải pháp giao thông mới cũng gặp vấn đề như vậy.

Bà cho rằng, mức độ tắc nghẽn của Hà Nội tiếp tục trầm trọng hơn nếu tiếp tục để giao thông phát triển tự nhiên. Vì vậy, động thái của thành phố xây dựng xe buýt nhanh tuy có chậm trễ nhưng vẫn là hình thức tiếp cận đúng đắn.

Buýt nhanh là "bước đệm" trước tàu điện ngầm

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho rằng, sự có mặt của xe buýt nhanh BRT vào thời điểm hiện tại là hoàn toàn cần thiết, như một bước đệm, thời kì quá độ lên các phương tiện hiện đại hơn như tài điện ngầm, đường sắt trên cao. Ông lý giải, với tình trạng giao thông hiện nay của Việt Nam và việc đầu tư tàu điện ngầm cần thời gian dài, chi phí lớn.

Tuy rằng xe buýt nhanh BRT hiện tại chỉ nhanh hơn xe buýt thường từ 5 - 10 phút nhưng vị đại diện Sở Giao thông Hà Nội tin rằng tương lai tốc độ của loại hình giao thông này sẽ tiếp tục được nâng cao, buýt nhanh sẽ nhanh hơn buýt thường.

Do vậy, Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho Hà Nội xây dựng thí điểm tuyến BRT này. "Việc đưa vào vận hành BRT hoàn toàn phù hợp với quy hoạch giao thông của Thành phố. Còn 7 tuyến BRT sắp triển khai nữa, tổng mức đầu tư và thời gian triển khai đều ít hơn tuyến cao tốc trên cao hay tàu điện ngầm", ông Viện chia sẻ.

Trước câu hỏi của báo giới về tính hiệu quả khi chỉ có một tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động, ông Viện khẳng định Sở bố trí để 91 tuyến buýt kết nối trên toàn địa bàn thành phố, cùng 3 tuyến buýt khác để khi vận hành BRT có thể tạo thành mạng liên kết. Tuy nhiên hiện nay tuyến buýt nhanh BRT này vẫn đang là thử nghiệm và sẽ tiếp tục được hoàn thiện.

Ông Vũ Hà, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị cũng chia sẻ, "BRT chưa thể bước một làm làm giao thông Hà Nội thông thoáng ngay được. Với điều kiện như hiện tại, tuyến BRT không thể vận hành theo đúng nghĩa. Sau 1 năm nữa chúng tôi sẽ có đánh đánh giá lại và tiếp tục hoàn thiện hơn trong tương lai".

Xe buýt nhanh BRT Hà Nội được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới. Mức kinh ohis 53,6 triệu USD (giá trị dự toán đến thời điểm hiện tại là 41,6 triệu USD). Xe buýt nhanh sẽ vận hành chính thức từ ngày 1/1/2017. Trong tháng đầu tiên, xe buýt nhanh sẽ phục vụ miễn phí người dân Hà Nội.

Thời gian phục vụ tuyến từ 5h đến 22h, tần suất phục vụ ngày thường 5 - 10 - 15 phút/lượt tùy theo mật độ giao thông từng khung giờ. Như vậy xe buýt nhanh phục vụ tổng 358 lượt xe một ngày, ngày Chủ nhật 264 lượt.

Giá vé sau thời gian miễn phí là 7.000 đồng/lượt, sử dụng loại vé như xe buýt thông thường.

Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.

Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14,77 km, với vận tốc trung bình 19,7 km/h, toàn tuyến mất khoảng 45 phút mỗi lượt xe.

Thái Hoàng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.