|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi đầu tháng 7

19:30 | 04/07/2022
Chia sẻ
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất khi bắt đầu bước sang tháng 7 với sự góp mặt của "ông lớn" Agribank. Trong đó ACB là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất mạnh nhất 0,9 điểm % cho kỳ hạn 1 tháng và 9 tháng.

Lãi suất nhiều ngân hàng tăng mạnh

Sang tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất, trong đó hiện đã có 10 ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. 

Điều chỉnh lãi suất mạnh nhất là ở kỳ hạn 12 tháng. Trong đó ACB là ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suât mạnh nhất. Khi gửi tại quầy ngân hàng tăng 0,9%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 9 tháng, tăng 0,6%/năm cho kỳ hạn 3 và 12 tháng và tăng 0,8%/năm với kỳ hạn 6 tháng.

Khi giao dịch online, lãi suất tiết kiệm tăng 0,3%/năm cho kỳ 6 tháng và 12 tháng, tăng 0,5%/năm cho kỳ 9 tháng, Hiện ACB là ngân hàng có lãi suất thấp thứ 4 thị trường với giao dịch tại quầy và thấp thứ 3 khi gửi online.

HDBank cũng là ngân hàng có điều chỉnh lãi suất tương đối lớn. Tại kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng tăng lãi suất lên 0,35%/năm lên 5,45%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng cúng tăng 0,15%/năm lên 7,25%/năm. Lãi suất cũng tăng 0,7%/năm ở kỳ hạn 24 tháng và tăng 0,5%/năm tại kỳ hạn 36 tháng.

TPBank cũng đã tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất khi điều chỉnh tăng 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.

“Ông lớn” Agribank cũng đã điều chỉnh lãi suất tăng 0,1%/năm ở kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, nâng lãi suất huy động lên mức 5,6%/năm.

Hiện có khoảng 16 ngân hàng đang có mức lãi suất từ 6% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng với mức cao nhất là 7,3% của ngân hàng SCB cho cả hai hình thức gửi tại quầy và gửi online. CBBank có mức lãi suất 7,15%/năm cho hình thức gửi tại quầy.

 (Nguồn ảnh: Dân trí)

Với kỳ hạn 1-3 tháng, bốn “ông lớn” đều có mức lãi suất tiền gửi dao động ở mức 3,3-3,4%/năm. Trong đó Vietcombank có lãi suất 3,3%/năm, 3 ngân hàng còn lại là Agribank, BIDV và Vietinbank có mức lãi suất 3,4%.

Nhiều ngân hàng có mức lãi suất trần cao nhất là 4% trong đó có VIB, Sacombank, SCB, NamABank, MSb (áp dụng cho gửi trực tuyến). Một số ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất, bên cạnh đó nhiều ngân hàng cũng có mức lãi suất tăng nhẹ phổ biến là 0,1%/năm.

Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất cao nhất cho kỳ hạn này là ngân hàng CBBank (6,8%/năm). Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất trên 6% là BacABank (6,15%/năm), BaoVietBank (6,2%/năm), TPBank (6,2%/năm)

Với các ngân hàng Big 4 thì lãi suất đều được duy trì ở mức 4%.

Đặc biệt, khi gửi tiền online ở kỳ hạn này, lãi suất tiền gửi cũng cao hơn so với hình thức gửi trực tiếp tại quầy, với lãi suất tại ngân hàng VIB là 6,2%/năm, tại MSB là 5,8%/năm, SCB là 6,85%/năm.

Lãi suất ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát

Hiện đã có 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,8% huy động tiền gửi của các ngân hàng dự phóng sẽ tăng trưởng trong năm nay.

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, lãi suất huy động có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, do áp lực lạm phát và người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền gửi, khiến cho áp lực lãi suất đầu vào cũng như lãi suất cho vay tăng cao.

Ông cũng cho rằng lạm phát Việt Nam đang gia tăng, NHNN đang rơi vào thế khó. NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nếu lạm phát tăng cao thì mặt bằng lãi suất khó tiếp tục duy trì đc ở mức thấp như hiện nay.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, NHNN cũng điều hành trên cơ sở tổng thể với tất cả các công cụ, giải pháp điều hành khác để kiên định được với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

“Đối với lãi suất, nếu như có điều kiện thì NHNN luôn luôn chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải tiết kiệm các chi phí trong hoạt động để cố gắng giảm lãi suất và hỗ trợ DN, người dân”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Huyen Vi