|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đặt mốc doanh thu tỉ đô vào năm 2023, Tân Hiệp Phát đã làm được những gì?

16:14 | 21/03/2019
Chia sẻ
Đưa vào hoạt động 4 nhà máy sản xuất nước giải khát trên cả ba miền đất nước, sở hữu 10 dây chuyền khép kín vô trùng Aseptic tối tân, có hơn 2.500 đối tác lớn trong và ngoài nước, sản phẩm đã xuất khẩu tới gần 20 thị trường các nước trên thế giới… là những kết quả mà Tân Hiệp Phát đạt được trên chặng đường hướng đến mốc doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2023.

Từ kế hoạch để sản phẩm của Tân Hiệp Phát chỉ cách khách hàng 50 m…

25 năm hình thành và phát triển, từ nhà máy đầu tiên tại Bình Dương, đến nay Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát đã có thêm ba nhà máy khác, phân bố ở ba miền đất nước với tổng công suất các nhà máy lên tới hàng tỉ triệu lít nước giải khát/năm. Đó là nhà máy Number One Hà Nam (khánh thành năm 2014), nhà máy Number One Chu Lai (năm 2016) và nhà máy Number One Hậu Giang (vừa khánh thành ngày 14/3).

Điều đặc biệt ở đây, Tân Hiệp Phát hiện là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu 10 dây chuyền khép kín vô trùng Aseptic tối tân nhất thế giới của tập đoàn GEA. Chính công nghệ này đã góp phần làm thay đổi thị trường giải khát Việt bằng những thức uống giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, không chất bảo quản, màu công nghiệp và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, hương vị đặc trưng tự nhiên nhất.

Đặt mốc doanh thu tỉ đô vào năm 2023, Tân Hiệp Phát đã làm được những gì? - Ảnh 1.

Tân Hiệp Phát hiện là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu 10 dây chuyền khép kín vô trùng Aseptic của tập đoàn GEA. (Ảnh: Hồng Phúc)

Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ: "Trong bối cảnh thị trường nước giải khát ngập tràn thương hiệu ngoại, lợi thế của Tân Hiệp Phát chính là sự thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng hơn. Bằng chứng của Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp đầu tiên khai phá ra thị trường ngách ở phân khúc thức uống giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe với các loại trà đóng chai – điều mà trước đó một số thương hiệu ngoại không làm được".

"Ngài Dr. Thanh" phân tích, Trà Xanh Không Độ đã làm thay đổi thói quen uống trà của người Việt khi được tung vào năm 2006. Trước đó, một số thương hiệu ngoại đã từng cố gắng hợp tác để tung ra sản phẩm trà xanh đóng chai vào năm 2000 và lần thứ hai vào năm 2002, nhưng đều không hiệu quả. Đến 2005, các thương hiệu này quyết định rút chân khỏi thị trường trà đóng chai.

Ở thời điểm đó, người ta quan niệm người tiêu dùng chỉ đơn giản không sẵn sàng trả tiền cho thứ mà họ đã quen được hưởng miễn phí ở bất kỳ quán cóc, hay cả nhà hàng cao cấp nào.

"Tập đoàn hiện có hơn 2.500 đối tác lớn trong và ngoài nước cung cấp các dịch vụ và phân phối sản phẩm, bên cạnh hàng triệu điểm bán lẻ trên khắp vùng miền. Mục tiêu cụ thể mà chúng tôi đặt ra là khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm nào của Tân Hiệp Phát chỉ trong bán kính 50 m so với vị trí của họ", CEO của Tân Hiệp Phát cho biết.

Đặt mốc doanh thu tỉ đô vào năm 2023, Tân Hiệp Phát đã làm được những gì? - Ảnh 2.

CEO Trần Quý Thanh cho biết, Tập đoàn hiện có hơn 2.500 đối tác lớn trong và ngoài nước.

… đến mục tiêu đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới

Không bằng lòng với sân nhà, sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất khẩu tới gần 20 thị trường trên thế giới như EU, Mỹ, Canada, Singapore, Hàn Quốc… Tập đoàn đang hướng tới xuất khẩu toàn cầu với vạch đích là tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% vào năm 2023.

Tân Hiệp Phát định hình thời gian tới trở thành doanh nghiệp có nhà máy ở một hoặc hai quốc gia trên thế giới. Khi đó, Tân Hiệp Phát ở Việt Nam sẽ là headquater (trụ sở chính), còn ở quốc gia khác sẽ là local, ví dụ doanh nghiệp địa phương tại Mỹ, tại Anh, tại Australia, còn công ty mẹ hiện ở Việt Nam.

Đặt mốc doanh thu tỉ đô vào năm 2023, Tân Hiệp Phát đã làm được những gì? - Ảnh 3.

Tập đoàn đang hướng tới xuất khẩu toàn cầu với vạch đích là tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% vào năm 2023.

Hiện ngành thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 15% GDP cả nước và có xu hướng tăng lên. BMI dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn vào giai đoạn 2016 - 2019, khả năng Việt Nam đứng thứ ba Châu Á.

Riêng ngành đồ uống dự báo tăng 6% đến năm 2020, công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỉ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỉ lít vào năm 2020.

Ở phân khúc nước giải khát, Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu thị trường đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe. Phân khúc này đang vượt lên dẫn đầu trong ngành giải khát bởi người Việt ngày càng quan tâm tới sức khỏe hơn.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với số dân 18 triệu người, chiếm khoảng 18% tổng dân số tại Việt Nam, là thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp đồ uống. Thị trường đồ uống không cồn ở ĐBSCL (Miền Tây Nam Bộ) chiếm khoảng 14% trong tổng khối lượng đồ uống không cồn hàng năm tại Việt Nam (Theo AC.Nielsen 2018).

"Đối với Tân Hiệp Phát, khu vực này rất quan trọng về mặt chiến lược vì nó chiếm khoảng 15% tổng đóng góp của chúng tôi và nó đã phát triển nhanh chóng trong 2 năm qua, đặc biệt trong ngành trà đóng chai và nước tăng lực. Trong tương lai, chúng tôi dự đoán kinh tế vùng ĐBSCL tăng trưởng mạnh. Nếu như thu nhập bình quân đầu người 2018 đạt 2.217 USD/năm thì dự báo đến năm 2050 sẽ tăng lên tới 10.000 USD/người/năm. Điều này sẽ mang đến sự tăng trưởng tỷ lệ thuận cho doanh nghiệp ở ĐBSCL".

Ngoài ra, Hậu Giang có vị trí khí chiến lược khi là trung tâm của vùng sông Hậu, cho phép phân phối sản phẩm thuận tiện và tiết kiệm chi phí trên khắp khu vực ĐBSCL hay xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và đi các nước trên thế giới qua đường biển. Đó chính là lý do Nhà máy Number One Hậu Giang được Tân Hiệp Phát đầu tư 4.000 tỉ đồng nhằm đưa năng lực sản xuất lên đến 1 tỉ lít NGK/năm.

Tại lễ khánh thành Nhà máy Hậu Giang hôm 14/3, ông Lê Tiên Châu, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hậu Giang đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 300 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng, đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh Hậu Giang.

Đặt mốc doanh thu tỉ đô vào năm 2023, Tân Hiệp Phát đã làm được những gì? - Ảnh 4.

Tân Hiệp Phát khánh thành nhà máy tại Hậu Giang, đây là nhà máy thứ tư của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam sắp ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA), CEO Tân Hiệp Phát đánh giá, các FTA này sẽ có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nước giải khát. Với cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xâm nhập nhiều nước, điều này rất phù hợp với chiến lược tăng cường xuất khẩu sang châu Á, châu Âu và Mỹ của doanh nghiệp.

Việc liên tục đầu tư và đưa các nhà máy vào sản xuất, các sản phẩm giải khát của Tân Hiệp Phát đạt những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, không chất bảo quản, không màu công nghiệp, chất lượng sản phẩm cũng đã đạt được chứng nhận  FDA của Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ.

"Đây là những khâu chuẩn bị trong nhiều năm liền của Tân Hiệp Phát để đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới, vượt qua các rào cản về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa dù khắt khe nhất để tiến vào các thị trường trong FTA, hòa mình vào sân chơi toàn cầu", ông Trần Quý Thanh khẳng định.

Công nghệ Aseptic, cỗ máy đưa Tân Hiệp Phát Công nghệ Aseptic, cỗ máy đưa Tân Hiệp Phát 'đứng trên vai người khổng lồ' Nhà máy tại Hậu Giang - Bước đi chiến lược đưa Tân Hiệp Phát vươn tầm quốc tế	Nhà máy tại Hậu Giang - Bước đi chiến lược đưa Tân Hiệp Phát vươn tầm quốc tế Các doanh nghiệp xuất khẩu Canada đến thăm Tập đoàn Tân Hiệp PhátCác doanh nghiệp xuất khẩu Canada đến thăm Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Ngân Anh