|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Danh tính ‘người quen’ trong thương vụ phát hành riêng lẻ của Phát Đạt

14:00 | 25/11/2023
Chia sẻ
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 67,1 triệu cp cho 7 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong đó ba người mua nhiều nhất chi hơn 620 tỷ đồng.

Theo công bố của Phát Đạt, chỉ có một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu PDR trước khi tham gia đợt chào bản riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp của công ty là ông Nguyễn Trà Giang. Trước giao dịch, ông Giang sở hữu 80.407 cp PDR và tham gia mua thêm hơn 7,16 triệu cp trong đợt chào bán.

Ông Nguyễn Trà Giang là một nhân vật quen thuộc với Phát Đạt, với vai trò là người đại diện pháp luật của CTCP Đầu tư Bất động sản Du lịch An Điền có trụ sở tại Thành phố Quảng Ngãi.

CTCP Đầu tư Bất động sản Du lịch An Điền có tên gọi cũ là CTCP Khu du lịch và Khách sạn Phát Đạt – Quảng Ngãi được thành lập ngày 3/12/2008. Phát Đạt từng nắm giữ 95,24% vốn tại công ty con này.

An Điền và ông Nguyễn Trà Giang còn liên quan đến một nhà đầu tư khác cũng tham gia thương vụ chào bán riêng lẻ của Phát Đạt là ông Phạm Thanh Điền. Ông Điền đã chi ra 250 tỷ đồng tham gia thương vụ phát hành riêng lẻ của Phát Đạt.

Ông Điền sinh năm 1973, quê quán Bình Định, từng thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã: NBB),Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH SX- TM- DV Thái Bảo. Ông Điền từng nắm giữ gần 7% vốn của Năm Bảy Bảy nhưng đã thoái gần như toàn bộ vốn vào năm 2014.

Ngoài An Điền, ông Điền và ông Giang cùng liên quan đến hai pháp nhân khác là Công ty TNHH Đầu tư Cầu Mỹ Lợi và CTCP Khu du lịch và Khách sạn Bình Minh.

Phát Đạt của doanh nhân Nguyễn Văn Đạt từng rót 52 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn của CTCP Đầu tư Cầu Mỹ Lợi vào năm 2014 và thoái toàn bộ vốn vào năm 2016. Cầu Mỹ Lợi - nơi ông Phạm Thanh Điền từng làm CEO, được thành lập ngày 28/2/2014 tại Tiền Giang và có hoạt động chính là đầu tư xây dựng cầu đường. Sau khi Phát Đạt thoái vốn, công ty chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay.

Phát Đạt từng chuyển nhượng dự ánkhách sạn tại Phân khu số 4 thuộc khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội cho CTCP Khu du lịch và Khách sạn Bình Minh. Ảnh: Phát Đạt.

Về phần CTCP Khu du lịch và Khách sạn Bình Minh, pháp nhân này được thành lập vào tháng 12/2020 có trụ sở tại Số 1 Ngô Mây, Phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn. Đây chính là vị trí lô đất vàng được Phát Đạt dùng để phát triển dự án Ngô Mây Courtyard. Ông Phạm Thanh Điền là một trong ba cổ đông sáng lập tại Bình Minh với tỷ lệ sở hữu 80%.

Trước khi về tay doanh nghiệp của ông chủ Nguyễn Văn Đạt, lô đất vàng từng được đổi chủ từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Châu sang cho Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ vào năm 2016. Sau đổi chủ, dự án được đổi tên thành Hoa Sen Tower Quy Nhơn với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng. Nhưng sau đó dự án bị thu hồi khi Hoa Sen gặp khó khăn, không triển khai đúng theo quy định.

Chưa hết, Phát Đạt từng có giao dịch với ông Phạm Thanh Điền trước đó. Báo cáo tài chính bán niên 2020, Phát Đạt ghi nhận khoản trả trước cho ông Phạm Thanh Điền 180 tỷ đồng, là khoản tạm ứng ứng mua 99% tỷ lệ sở hữu trong Công ty Cổ phần Bến Thành – Long Hải. Đây là công ty sở hữu dự án hiện tại là Khu nghỉ dưỡng Wyndham Tropicana Long Hai với diện tích 12,64 ha.

Tháng 1/2022, Phát Đạt ra quyết định chuyển nhượng khối khách sạn tại Phân khu số 4 thuộc khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội cho CTCP Khu du lịch và Khách sạn Bình Minh. Dự án khách sạn có diện tích hơn 3.500 m2, với quy mô 39 tầng nổi và 1 tầng hầm với tổng mức đầu tư gần 476 tỷ đồng. Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Đạt được giao đàm phán và quyết định giá trị chuyển nhượng, phương thức thanh toán cho thương vụ.

Từ những thông tin trên cho thấy rằng ông Nguyễn Trà Giang và ông Phạm Thanh Điền đều là “gương mặt thân quen” của Phát Đạt.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch TPS Thành Phong. Nguồn: TPS.

Xếp trên hai cá nhân vừa nêu, người tham gia thương vụ phát hành riêng lẻ của Phát Đạt với khối lượng đặt mua nhiều nhất (30 triệu cp) là ông Nguyễn Thanh Phong.

Ông Phong là người đại diện pháp luật của CTCP TPS Thành Phong, đơn vị được thành lập năm 2003, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng & công nghiệp; xây dựng hạ tầng giao thông và xây lắp lưới điện. Thành Phong là một nhà phát triển bất động sản khu vực phía Nam và đã đưa ra thị trường một số sản phẩm căn hộ, liền kề.

Ngoài TPS Thành Phong, doanh nhân sinh năm 1973 Nguyễn Thanh Phong còn là đại diện một số doanh nghiệp như CTCP TPS Holdings, Công ty TNHH Green Land, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế TPS, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Green Land, Công ty TNHH MTV Vipas Investment Capital.

Khác với hai cá nhân trên, ông Nguyễn Thanh Phong không có nhiều mối liên hệ với Phát Đạt. Gần 1 tháng trước khi chi 300 tỷ đồng mua phát hành riêng lẻ của Phát Đạt, ông Nguyễn Thanh Phong dùng toàn bộ phần vốn góp gần 99 tỷ đồng tại TPS Thanh Phong và lợi ích để đảm bảo cho khoản vay tại BIDV – CN Kỳ Hòa.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lợi Hoàng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.