|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dáng dấp chuỗi giảm sàn 34 phiên của cổ phiếu CDO, cổ đông Yeah1 đang chờ ‘cú nảy con mèo chết’?

08:10 | 19/03/2019
Chia sẻ
Trong chuỗi phiên giảm sàn liên tục sau những biến cố, những cổ phiếu thường có “cú nảy con mèo chết” để nhà đầu tư có thể cắt lỗ. Với việc giảm sàn 11 phiên liên tiếp, không có thanh khoản và dư bán giá sàn hàng triệu đơn vị, cổ đồng Yeah1 đang chờ đợi “cú nảy con mèo chết”?

"Cú nảy con mèo chết" là gì?

Cú nảy con mèo chết (Dead Cat Bounce – DCB) là một mô hình giá cổ phiếu tăng cực mạnh sau một chu kì giảm mạnh và giá cổ phiếu tiếp tục rớt không phanh.

Dáng dấp chuỗi giảm sàn 34 phiên của cổ phiếu CDO, cổ đông Yeah1 đang chờ ‘cú nảy con mèo chết’? - Ảnh 1.

Mô hình giá "cú nảy con mèo chết". Nguồn: Internet

Trong giai đoạn đầu của mô hình DCB, giá cổ phiếu giảm mạnh do tác động tiêu cực của một "sự kiện gây giảm giá" đó có thể là một tin tức hay báo cáo tài chính tiêu cực.

Giai đoạn thứ hai, giá cổ phiếu tăng trở lại hay còn gọi là "hồi lại". Cú nảy này thường tăng trung bình bằng 28% độ cao của đợt giảm trước đó.

Giai đoạn thứ ba, giá cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh và phá vỡ mức đáy (mức giá thấp nhất) của đợt giảm trước đó. Do đó, nó được được liên tưởng như một cú nảy của con mèo chết.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện tượng những cổ phiếu giảm sàn hàng chục phiên giao dịch sau những biến cố không còn hiếm gặp. Từ đầu năm 2016 đến nay, với diễn biến tích cực chung của thị trường, thậm chí VN-Index đã có thời điểm vượt qua ngưỡng đỉnh lịch sử trong 10 năm, đạt mốc 1.204,33 điểm ngày 9/4/2018, nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi những thua lỗ nặng nề trong những thương vụ đầu tư vào các cổ phiếu như BII, TTF, CDO, DST, APC…

Đơn cử, tháng 7/2016, cổ phiếu TTF của CTCP Tập đoàn Kĩ nghệ Gỗ Trường Thành "đổ đèo" với chuỗi 24 phiên giảm sàn liên tục sau khi công ty Kiểm toán Earn & Young Việt Nam phát hiện kiểm kê thiếu 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn hàng bán niên độ tài chính 2016. Giá cổ phiếu TTF giảm từ 43.600 đồng/cp xuống mức thấp nhất là 4.250 đồng/cp. Đáng chú ý, trong quá trình giảm sàn của cổ phiếu TTF, có nhiều đợt hồi phục của cổ phiếu này hay còn gọi là những "cú nảy con mèo chết". Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu TTF bán ra sau những phiên giảm sàn liên tiếp.

Dáng dấp chuỗi giảm sàn 34 phiên của cổ phiếu CDO, cổ đông Yeah1 đang chờ ‘cú nảy con mèo chết’? - Ảnh 2.

Mô hình "cú nảy con mèo chết" của cổ phiếu TTF. Nguồn: VNDirect

Vượt qua TTF, cổ phiếu CDO của CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển Đô thị thiết lập kỉ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây với chuỗi 34 phiên giảm kịch sàn. Giá cổ phiếu CDO lao dốc từ 35.000 đồng/cp ngày 5/12/2016 xuống còn 3.090 đồng/cp ngày 23/1/2017, tương đương mức giảm 91,2%. Sự kiện này diễn ra sao khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM HOSE) đưa cổ phiếu CDO vào diện cảnh báo do vi phạm công bố thông tin.

Tương tự với TTF, sau chuỗi phiên giảm sàn, CDO có "cú nảy con mèo chết" 12 phiên trần liên tiếp lên mức giá 7.000 đồng/cp, tăng gần 230%. Sau đợt hồi phục, giá cổ phiếu CDO lại tiếp tục rơi tự ro, hiện ở mức 1.000 đồng/cp.

Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu YEG của Yeah1 đang chờ "cú nảy con mèo chết'?

Trở lại trường hợp của cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1, sau thông tin gặp sự cố thỏa thuận với Youtube, cổ phiếu này đã có chuỗi 11 phiên giảm sàn liên tiếp. Giá cổ phiếu YEG 'đổ đèo' từ 245.000 đồng/cp ngày 1/3 xuống còn 110.500 đồng/cp, mất gần 55% giá trị.

Dáng dấp chuỗi giảm sàn 34 phiên của cổ phiếu CDO, cổ đông Yeah1 đang chờ ‘cú nảy con mèo chết’? - Ảnh 3.

Cổ phiếu YEG đã có chuỗi giảm sàn 11 phiên liên tiếp. Nguồn: VNDirect

Đi cùng với việc liên tục nằm sàn, cổ phiếu YEG mất thanh khoản với khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm đáng kể. Phiên giao dịch 18/3, tổng khối lượng giao dịch đạt 7.010 đơn vị, thấp hơn rất nhiều so với con số hơn 1.48 triệu cổ phiếu "chất" bán tại mức giá sàn. Việc chất bán giá sàn với khối lượng "khủng" và không có lực cầu bắt đáy khiến nhiều nhà đầu tư vô vọng trong việc cắt lỗ đối với cổ phiếu YEG.

Như vậy, tương tự với những 'cú đổ đèo' trước đây trong lịch sử, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu YEG chờ đợi "cú nảy con mèo chết" để có thể bán ra cổ phiếu YEG. Thông tin thêm, theo báo cáo phân tích công bố đầu tháng 3 của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của Yeah1 năm 2019 sẽ bị điều chỉnh giảm 83,3% từ dự báo trước đây là 256,7 tỉ đồng, xuống còn 26 tỉ đồng, giảm 83,3%.

Bay hơi hơn 4.200 tỉ đồng vốn hóa sau 11 phiên giảm sàn, Yeah1 muốn mua hơn 3,1 triệu cổ phiếu quỹBay hơi hơn 4.200 tỉ đồng vốn hóa sau 11 phiên giảm sàn, Yeah1 muốn mua hơn 3,1 triệu cổ phiếu quỹ Masan và Yeah1 mất 7.600 tỉ đồng sau hơn một tuần sóng gióMasan và Yeah1 mất 7.600 tỉ đồng sau hơn một tuần sóng gió Bài học từ vụ Yeah1 Bài học từ vụ Yeah1 'bay' 3.000 tỉ đồng

Phan Quân