|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đài Loan kiểm tra khách từ Việt Nam vì virus tả heo châu Phi

00:19 | 17/02/2019
Chia sẻ
Nhà chức trách Đài Loan phát hiện một chiếc bánh mì sandwich của một hành khách đến từ TP. HCM dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF). Ngay sau đó, toàn bộ khách đến từ Việt Nam đã bị kiểm tra hành lý xách tay.
dai loan kiem tra khach tu viet nam vi virus ta heo chau phi Cục Thú y chính thức thông báo: Dịch tả lợn Châu Phi đã vào Việt Nam

dai loan kiem tra khach tu viet nam vi virus ta heo chau phi

Hành khách tại sân bay Đài Nam của Đài Loan - Ảnh: Instagram

Mẫu thịt heo dương tính với ASF được kiểm tra một cách ngẫu nhiên thuộc về một hành khách Đài Loan đáp chuyến bay từ TP. HCM đến sân bay Đài Nam ngày 15/2, theo Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA).

Cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm ngày 15/2 xác nhận sự hiện diện của ASF trong mẫu bánh sandwich, cơ quan này cho biết.

Hành khách này chỉ bị phạt 30.000 đài tệ (gần 1000 USD) vì Việt Nam chỉ bị liệt vào danh sách ảnh hưởng bởi bệnh tay chân miệng, không phải ASF.

Đây cũng là lần đầu tiên một sản phẩm thịt heo mang vào Đài Loan từ một quốc gia khác ngoài Trung Quốc dương tính với ASF, buộc chính quyền hòn đảo phải siết chặt hơn nữa các quy định.

"Từ lúc 18h ngày 15/2, Đài Loan áp dụng kiểm tra 100% hành lý xách tay của hành khách đến từ Việt Nam. Biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến khi chúng tôi xác nhận không có đợt bùng phát ASF nào ở Việt Nam" - lãnh đạo COA Chen Chi Chung thông báo.

Ông Chen cho biết phía Đài Loan đã thông báo cho Chính phủ Việt Nam và tổ chức Sức khỏe động vật thế giới (OIE) về trường hợp dương tính ASF đã được xác nhận.

Nhà chức trách cũng nghi ngờ mẫu thịt heo nhiễm bệnh có thể bắt nguồn từ Trung Quốc vì nó chứa các chuỗi gen trùng với chủng virus ASF phát hiện ở Trung Quốc.

Hành khách trên chuyến bay VietJet Air 942 từ Hà Nội đáp xuống sân bay quốc tế Đào Viên lúc 18h ngày 15/2, là nhóm đầu tiên phải trải qua thủ tục kiểm tra toàn bộ hành lý xách tay. Tuy nhiên, mức phạt cho các trường hợp không khai báo chưa tăng vì Việt Nam chưa nằm trong danh sách chịu ảnh hưởng của ASF.

Theo luật hiện hành, hành khách mang các sản phẩm thịt đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có bệnh tay chân miệng hoặc cúm gia cầm đến Đài Loan sẽ bị phạt 30.000 Đài tệ cho lần đầu tiên, 300.000 cho lần thứ hai và 1 triệu Đài tệ nếu vi phạm nhiều lần.

dai loan kiem tra khach tu viet nam vi virus ta heo chau phi

Tiêu hủy heo nhiễm virus tả lợn châu Phi - Ảnh: Science.

Theo trang tin Focus Taiwan, đây là động thái mới nhất của chính quyền hòn đảo Đài Loan nhằm ngăn chặn virus tả heo châu Phi (ASF) sau khi nó bùng phát và lan rộng ở Trung Quốc.

Đài Loan đã bắt buộc kiểm tra 100% hành lý xách tay của hành khách đến từ Trung Quốc và tăng mức phạt đối với các trường hợp không khai báo có mang sản phẩm từ thịt heo lên 6.486 USD (lần đầu vi phạm).

Chính quyền hòn đảo lo sợ virus ASF, vốn gây tử vong ở heo, sẽ phá hủy ngành chăn nuôi của Đài Loan vốn mang lại 3,24 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế.

Trong khi đó, thêm hai sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc mang vào Đài Loan bị phát hiện nhiễm virus ASF trong ngày 15/2, nâng tổng số trường hợp bị phát hiện lên 11, theo Trung tâm Ứng phó khẩn cấp dịch tả heo châu Phi Đài Loan.

Vì số lượng sản phẩm thịt từ Việt Nam mang vào Đài Loan bất hợp pháp chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, các quan chức hải quan hòn đảo đã bắt đầu lấy mẫu thịt heo Việt Nam một cách ngẫu nhiên từ tháng 11/2018.

dai loan kiem tra khach tu viet nam vi virus ta heo chau phi Rabobank: 2019 - một năm bất ổn cho ngành chăn nuôi heo toàn cầu

2019 có thể là một năm đầy tiềm năng cho thị trường thịt heo toàn cầu, nhưng nó sẽ bị lu mờ bởi các vấn đề ...

dai loan kiem tra khach tu viet nam vi virus ta heo chau phi ASF tiếp tục lây lan rộng ở Mông Cổ, cảnh báo nguy cơ xâm nhập vào Australia

Sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (ASF) ở Mông Cổ chuyển biến phức tạp khi 4 trường hợp nữa đã được báo cáo lên ...

Phúc Long

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.