|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đại học Ngoại thương tổ chức chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thương mại quốc tế

11:55 | 23/07/2020
Chia sẻ
Chương trình được tổ chức bởi Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) và mang tên Runway 2020 – Bringing Vietnam to the World.

Vì COVID-19, nhiều khu vực sản xuất lớn của thế giới đã bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn cung về sản phẩm bị thiếu hụt. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc xuất khẩu là một chuỗi các bài toán cần giải về các quy định pháp lý, các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt là năng lực marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam…

Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam chính là một ví dụ điển hình cho tiềm năng xuất khẩu. Mặt hàng này đã được xuất khẩu đến trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. 

Tuy vậy, phần lớn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu đều thông qua các doanh nghiệp trung gian dưới dạng sản phẩm thô hoặc gia công cho những thương hiệu nước ngoài. Việc xuất khẩu theo cách này khiến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề chịu không ít thiệt thòi.

Theo các chuyên gia thì thương hiệu đã trở thành một tài sản của cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí là của một quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Việc thiếu đi chiến lược marketing xuất khẩu đúng đắn, đặc biệt là khâu tạo dựng thương hiệu riêng khiến cho cho các doanh nghiệp đang phải “núp bóng” dưới thương hiệu của các doanh nghiệp khác, điều này không thể đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững …

SẢN PHẨM TỐT CÓ ĐỦ ĐỂ XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG - Ảnh 1.

Hiểu được điều đó, đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn phát triển thị trường ra nước ngoài, tháng 07/2020, Trường Đại học Ngoại Thương, Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) đã chính thức khởi động chương trình Runway 2020 – Bringing Vietnam to the World. 

Một trong những điểm nhấn quan trọng của chương trình là Vòng Kick off với tuần huấn luyện tăng cường Runway Acceleration Bootcamp (RAB) diễn ra từ 03/8 – 08/8/2020. Tại RAB, doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế, xác định rõ tầm nhìn thương hiệu trong bối cảnh toàn cầu. 

RAB cũng hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các cơ sở dữ liệu tích hợp mới nhất về thương mại quốc tế để xác định các nhà nhập khẩu tiềm năng, xác định mô hình xuất khẩu phù hợp và tích hợp các công cụ tiếp thị bán hàng truyền thống với trực tuyến.

Đội ngũ huấn luyện viên của RAB là những người có nhiều năm kinh nghiệm và vốn kiến thức sâu rộng về kinh doanh và thương mại quốc tế như ông Ngô Quý Nhâm – Chuyên gia tư vấn chiến lược, kinh doanh quốc tế, Ông Lê Quốc Vinh – chuyên gia về truyền thông, thương hiệu, ông Nguyễn Thăng Long – chuyên gia MKT xuất khẩu, PGS, TS Đào Ngọc Tiến - chuyên gia thương mại quốc tế của ITC...

BTC vẫn tiếp tục dành cơ hội cuối cùng cho các doanh nghiệp tham dự chương trình Runway thông qua tuần huấn luyện tăng cường. Mọi thông tin chi tiết về Runway và tuần huấn luyện tăng cường xin vui lòng liên hệ BTC Runway 2020.

Bích Thu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.