|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Đà giảm tốc của ngành chế tạo Trung Quốc chậm lại

00:00 | 01/06/2022
Chia sẻ
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 31/5 công bố số liệu cho thấy sự sụt giảm trong hoạt động chế tạo của nước này đã chậm lại trong bối cảnh một số nhà máy dần nối lại hoạt động sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp phong tỏa liên quan đến dịch COVID-19.

Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) tháng 5/2022 của Trung Quốc, thước đo quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất, đã tăng lên 49,6 so với mức 47,4 của tháng 4/2022, mức tồi tệ nhất ghi nhận được kể từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, con số này vẫn dưới mốc 50, ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và sụt giảm.

Số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã triển khai chính sách Không COVID, trong đó có các biện pháp phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt, để dập dịch. Hàng chục thành phố, bao gồm cả trung tâm tài chính Thượng Hải và Thâm Quyến, đã bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần trong những tháng gần đây, khiến nhiều cảnh báo về hậu quả của chính sách này đối với tăng trưởng được đưa ra.

Trong một thông báo, nhà phân tích Zhao Qinghe của NBS cho biết tình hình dịch bệnh hiện nay và những thay đổi trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất sợi tổng hợp, cao su và các sản phẩm nhựa, cũng như hoạt độn sản xuất ô tô đã phục hồi trong tháng 5/2022. Ông Zhao cũng lưu ý chỉ số giá đối với nguyên vật liệu thô trong tháng 5/2022 đã thấp hơn so với tháng trước đó. Ông Zhao nói thêm rằng mặc dù hoạt động chế tạo và nhu cầu cải thiện, song đà phục hồi vẫn cần được thúc đẩy.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng áp dụng chính sách xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa nghiêm ngặt để dập dịch, song những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn.

PMI chính thức trong lĩnh vực phi chế tạo đã tăng lên 47,8 so với mức 41,9 trong tháng 4/2022 nhờ bán lẻ và vận tải phục hồi.

Trung tâm tài chính Thượng Hải sẽ dỡ bỏ phần lớn các hạn chế vào ngày 1/6 sau hai tháng phong tỏa, còn Bắc Kinh đã nới lỏng một số hạn chế.

Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ cung cấp các biện pháp giảm thuế và mua trái phiếu để hỗ trợ các ngành công nghiệp trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy cơ sở hạ tầng toàn lực.

Các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế cũng bao gồm tăng cường mua sắm của chính phủ từ các doanh nghiệp nhỏ hơn, cũng như trì hoãn một số thời hạn thanh toán an sinh xã hội của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng tăng trưởng sẽ vẫn suy yếu cho đến khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.

Ngày 30/5, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 từ 5,2% xuống 4,5%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Năm 2025, đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, GDP có thể tăng trưởng trên 7%
Dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2025, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho rằng ở kịch bản tích cực, năm 2025 tăng trưởng GDP có thể đạt trên 7% thậm chí tới 7,5% nếu tiêu dùng được cải thiện, đầu tư công được giải ngân mạnh mẽ.