|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cuộc họp thượng đỉnh Trump – Putin sẽ mang lại điều gì?

21:21 | 30/06/2018
Chia sẻ
Thế giới đang mong đợi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Nga vào Phần Lan vào ngày 16/7, những chủ đề sẽ được thảo luận vẫn là ẩn số.
cuoc hop thuong dinh trump putin se mang lai dieu gi Điện Kremlin: Thời gian và địa điểm cuộc gặp cấp cao Trump – Putin đã được ấn định
cuoc hop thuong dinh trump putin se mang lai dieu gi Tổng thống Putin mời ông Kim Jong Un sang thăm Nga

"Hai lãnh đạo sẽ bàn bạc về mối quan hệ giữa Mỹ và Nga cùng một loạt vấn đề an ninh quốc gia", thông báo từ Nhà Trắng cho biết và thêm rằng Tổng thống Trump và Putin sẽ gặp nhau tại Helsinki, Phần Lan, vào ngày 16/7.

cuoc hop thuong dinh trump putin se mang lai dieu gi

Đây sẽ là cuộc gặp riêng chính thức đầu tiên giữa lãnh đạo Nga - Mỹ. Năm ngoái, hai ông đã có các cuộc tiếp xúc bên lề các hội nghị kinh tế ở Đức và Việt Nam. Hai Tổng thống cũng từng điện đàm. Tuy nhiên, các chuyên gia không mấy lạc quan về một kết quả thực tế và hữu hình từ cuộc họp này.

Bầu không khí mang tính tượng trưng

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singpore hồi tháng 6 là một chiến thắng mang tính biểu tượng của Trump. Do đó, ông ta đang muốn “thừa thắng xông lên”, bằng cách thúc đẩy thêm một cuộc họp thượng đỉnh với Nga, Eugene Chausovsky, chuyên gia phân tích cấp cao tại công ty phân tích tình báo Stratfor, phát biểu với CNBC.

“Tôi không nghĩ cuộc họp này sẽ có các đàm phán mang tính chiến lược lớn. Hai bên có thể có những nhượng bộ quy mô nhỏ, nên kết quả cũng không có nhiều ý nghĩa quan trọng”, ông nhận định.

Chỉ trong một cuộc họp, Trump và ông Putin không thể đi đến giải pháp cho những vấn đề quan trọng như Ukraine hay Syria.

“Chúng ta có thể thấy những tuyên bố bóng bẩy” từ cả hai phía, nhưng nó chỉ mang tính biểu tượng hơn là có ý nghĩa thực tiễn, Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu quốc tế của Hoàng gia Anh Chatham House, cho biết.

Tuy nhiên, cuộc họp này không đơn thuần là buổi phô diễn quan hệ công chúng hay một cơ hội để chụp những bức ảnh ngoại giao, mà sẽ là một bàn đạp làm “tan băng” quan hệ Mỹ - Nga.

Trong những năm gần đây, quan hệ song phương giữa hai nước đã xấu đi nhiều, bắt nguồn từ việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Syria cũng là một chủ đề gây tranh cãi giữa hai nước. Trong khi ông Putin ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Mỹ lại hỗ trợ các phe đối lập tại Syria.

Gần đây, Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, dẫn đến một cuộc điều tra đang được tiến hành tại Mỹ. Cả hai nước đã trục xuất 60 nhà ngoại giao của nhau sau khi một cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh hồi tháng 3.

Giữa bối cảnh căng thẳng gần đây, Nga sẽ tìm cách để đạt được kết quả nào đó trong bất kỳ cuộc đối thoại nào với Mỹ, bao gồm cả việc Mỹ, châu Âu và các nước khác dỡ bỏ trừng phạt kinh tế Nga.

“Câu hỏi là liệu Mỹ có sẵn lòng và có khả năng nhượng bộ Nga hay không”, Chausovsky giải thích, và nhấn mạnh thêm rằng Trump có vẻ sẵn sàng dỡ bỏ trừng phạt Moscow, nhưng cho đến nay ông ta vẫn bị Quốc hội Mỹ cản trở.

Kỳ vọng thấp

Do tầm quan trọng toàn cầu của Nga và Mỹ, cuộc họp này sẽ mang ý nghĩa to lớn. Nhưng kết quả cuối cùng có lẽ cũng không hơn một sự kiện quan hệ công chúng là mấy, Chausovsky nhận xét.

“Tốt hơn hết, hai nhà lãnh đạo nên cùng ngồi lại để trao đổi ngắn”, Chausovsky nói. Mặc dù có một số vấn đề để hai bên thảo luận, nhưng rất khó để họ đạt được bất kỳ bước tiến nào từ cuộc gặp này.

“Cuộc họp này sẽ không thảo luận hay quyết định những vấn đề quan trọng, nên nhiều khả năng kết quả cũng không có tầm ảnh hưởng lớn”, Boulegue cho hay.

Ông cũng nói thêm rằng các cuộc họp thượng đỉnh hiện đại giữa các chính trị gia thường đạt được rất ít kết quả hữu hình, và chúng đang được coi trọng quá mức.

Ý đồ của Trump

Mối quan tâm lớn nhất trong quan điểm chính sách ngoại giao của Mỹ là tránh bất kỳ hiểu nhầm nào trong giao tiếp với Nga. Vì bất kỳ sự hiểu nhầm nào về ý định hay quyết định chính sách đều có thể dẫn đến những sai sót tiềm năng, khiến căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc quân sự.

Nhưng có sự khác biệt giữa quan hệ Mỹ - Nga và quan hệ cá nhân giữa Trump và Putin.

Do cuộc điều tra đang diễn ra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 và khả năng thông đồng giữa điện Kremlin và chiến dịch của Tổng thống Trump, cuộc gặp có thể là cơ hội để Trump trình diễn sự cứng rắn của ông ta với Moscow trước người dân Mỹ. Mặt khác, ông ta có thể trấn an Putin rằng ông ta vẫn đang tìm cách để đẩy mạnh mối quan hệ của Nhà Trắng với điện Kremlin.

Các nhà phân tích cho rằng Trump vẫn muốn có quan hệ cá nhân tốt đẹp với Putin, dù Nhà Trắng đang duy trì quan điểm cứng rắn với Moscow. Ông ta cũng muốn quảng bá hình ảnh nhà đàm phán song phương kiệt xuất của mình – như khi gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

“Nhưng việc hứa hẹn với Nga sẽ gửi đi một tín hiệu lẫn lộn cho thế giới. Đây là khi chính sách của Mỹ ngừng bước, và ý đồ cá nhân của Trump lên ngôi”, Boulegue nhận định.

Hôm 27/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông tự tin rằng những nghi ngờ liên quan đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ sẽ được làm rõ trong hội nghị thượng đỉnh. Ông tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Trump đã cứng rắn hơn với Nga so với các đời tổng thống trước, nhưng Trump sẽ cố gắng đạt được “những cuộc đối thoại hiệu quả”, có thể mang lại những kết quả tốt đẹp cho cả hai phía.

Xem thêm

Tuyết Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.