Cửa sáng đầu tư dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Mã: OGC) hiện đang chào bán 21% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang - chủ đầu tư của dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang. Đây là dự án giao thông trọng điểm, có vai trò quan trọng trong kết nối hạ tầng khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và giao thương quốc tế nói chung.
Tuyến giao thông huyết mạch kinh tế
Tuyến cao tốc BOT Hà Nội – Bắc Giang dài 45,8 km được xem là trục giao thông huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp và thương mại như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Dự án có tổng mức đầu tư 4.154,5 tỷ đồng và đã được hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2016. Hiện hơn 90% giá trị hợp đồng đã được quyết toán, phần còn lại liên quan đến chi phí giải phóng mặt bằng tại Bắc Ninh vẫn đang tiếp tục triển khai.
Với mức phí trung bình từ 40.000 - 200.000 đồng/lượt với 4 làn xe, dự án có pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch và được phê duyệt thu phí đến năm 2037.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 1451/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 làn xe với chiều dài 46 km trước năm 2030, tăng khả năng kết nối và khai thác. Ngoài ra, các kế hoạch trùng tu và đại tu cũng đã được phê duyệt, mở ra cơ hội tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển của dự án.
Trong những năm gần đây, diện mạo hạ tầng giao thông của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào quyết tâm chính trị và nguồn lực đầu tư khủng. Xu hướng này mang lại nhiều cơ hội cho các dự án BOT - một mô hình triển khai hạ tầng quan trọng và hiệu quả, mà tuyến cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang là một ví dụ cụ thể.
Đặc biệt, dự án này không chỉ có vai trò kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phát triển công nghiệp phía Bắc mà còn đóng vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
“Thiên thời, địa lợi” từ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Dù diện mạo hạ tầng giao thông đã có bước tiến quan trọng song khối lượng công việc cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo còn rất lớn, nhất là nhìn vào mục tiêu phát triển đường cao tốc mà Chính phủ đề ra. Một trong nhiều khó khăn của cuộc cách mạng về hạ tầng chính là nguồn lực về tài chính, vấn đề đang được Chính phủ tập trung tháo gỡ.
Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta, dù tổng mức giải ngân đầu tư công năm 2024 vẫn thấp, nhưng các cải cách pháp lý và quy trình thực hiện trong năm qua đã tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2025-2026.
Từ tháng 1/2025, hàng loạt luật mới như Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Quy hoạch và Luật Đấu thầu có hiệu lực, với các thay đổi lớn nhằm đơn giản hóa quy trình và tăng cường thẩm quyền phê duyệt cho Chính phủ cũng như UBND các cấp.
Nhờ các cải cách này, các điểm nghẽn pháp lý - một trong những nguyên nhân chính gây chậm trễ ở các dự án BOT trước đây sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp BOT đẩy nhanh tiến độ và vận hành hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh vốn đầu tư công được giải ngân mạnh, dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang sẽ hưởng lợi lớn từ việc phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông. Các dự án kết nối phụ trợ, như đường gom và mở rộng số lượng làn, sẽ thúc đẩy lưu lượng phương tiện qua tuyến đường, tăng nguồn thu phí và cải thiện hiệu quả khai thác.
Kế hoạch mở rộng tuyến đường lên 8 làn xe của BOT Hà Nội – Bắc Giang theo Quyết định 1451/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng có nhiều thuận lợi khi nguồn vốn đầu tư công được đẩy mạnh, giúp đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hạ tầng.
Với tầm nhìn dài hạn, các doanh nghiệp BOT không chỉ đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà còn đồng hành cùng Chính phủ trong việc hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 – 2030.