|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CPI tháng 7 tăng 0,11% so với tháng trước

12:09 | 29/07/2017
Chia sẻ
CPI tháng 7/2017 tăng 0,31% so với tháng 12/2016 và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ so với tháng trước

Theo số liệu mới công bố của Tổng Cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2017 tăng 0,11% so với tháng 6.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 8 nhóm có chỉ số giá tháng 7 tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54% (lương thực giảm 0,08%; thực phẩm tăng 0,87%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36% (dịch vụ y tế tăng 0,46%). Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; giáo dục tăng 0,05%; nhóm đồ uống, thuốc lá và may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,04%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,73%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Giao thông giảm 1,52%, chủ yếu do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu tại thời điểm 5/7/2017 làm giá nhiên liệu giảm 3,16% (tác động làm CPI chung giảm 0,14%); bưu chính, viễn thông giảm 0,06%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,03%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2017 tăng 3,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 7/2017 tăng 0,31% so với tháng 12/2016 và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,30% so với cùng kỳ năm 2016. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng tăng 1,49% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá vàng tháng 7/2017 giảm 0,88% so với tháng trước; tăng 2,25% so với tháng 12/2016 và giảm 1,80% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2017 tăng 0,09% so với tháng trước; giảm 0,03% so với tháng 12/2016 và tăng 1,80% so với cùng kỳ năm 2016.

cpi thang 7 tang 011 so voi thang truoc
CPI tháng 7/2017 tăng 0,31% so với tháng 12/2016 và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Dân Trí.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 327,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 244,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và tăng 10%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 11,3%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% và tăng 15,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% và tăng 10,4% so với cùng kỳ 2016.

Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.248,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,7% (cao hơn mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2016).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm nay ước tính đạt 1.685,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,9% tổng mức và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; may mặc tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 4,8%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng ước tính đạt 278,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng mức và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 8,8% của cùng kỳ năm 2016). Nguyên nhân là bởi lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tăng khá và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung năm 2016.

Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Bình Định tăng 20,7%; Đồng Nai tăng 15%; Thanh Hóa tăng 13,9%; Hà Nội tăng 10,1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,2%.

Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm nay ước tính đạt 19,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của Tiền Giang tăng 16,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 12,5%; Hải Phòng tăng 11,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,5%; Hà Nội tăng 8%; An Giang giảm 7,6%; Thái Bình giảm 4,4%; Kiên Giang giảm 4,4%; Nam Định giảm 3,3%; Đà Nẵng giảm 2,3%.

Doanh thu dịch vụ khác 7 tháng ước tính đạt 264,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của Bình Định tăng 19,3%; Thanh Hóa tăng 18,0%; Khánh Hòa tăng 14,9%; Hải Phòng tăng 11,6%; Vĩnh Phúc tăng 10,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,8%; Hà Nội tăng 5,7%.

Tô Đức

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.