CP Foods tham vọng chiếm một nửa thị phần tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Trung Quốc
Theo Undercurrentnews, công ty Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan đang nhắm tới 50% thị phần nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Trung Quốc trong ba năm, sau khi hoạt động xuất khẩu loại tôm này sang Trung Quốc được nối lại trong tháng 1.
Robins McIntosh, phó chủ tịch điều hành tại CPF trả lời phỏng vấn tờ Undercurrent News rằng công ty đặt mục tiêu xuất khẩu 200-300 nghìn con tôm bố mẹ sang Trung Quốc đến năm 2023, khoảng 1/2 lượng nhập khẩu ước tính của Trung Quốc.
Mục tiêu này đánh dấu việc tái xuất khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ sang Trung Quốc sau 5 năm tạm dừng.
CPF bắt đầu giới thiệu thử tôm bố mẹ vào tháng 5/2020 và bắt đầu hoạt động bán hàng trong tháng 1/2021.
Công ty này đặt mục tiêu bán 100 nghìn con tôm bố mẹ vào năm 2021, tăng từ 40 nghìn con/năm hiện nay và đặt mục tiêu tăng gấp đôi hoặc gấp ba số lượng đó vào năm 2023.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu tôm bố mẹ lớn nhất thế giới.
Theo ông McIntosh, CPF đã mất thị phần tại thị trường Trung Quốc vào năm 2017 khi các giám đốc điều hành hàng đầu vào thời điểm đó quyết định tạm dừng bán hầu hết các trại sản xuất giống Trung Quốc.
Lệnh cấm vận đã làm giảm thị phần của CPF trong nhập khẩu của Trung Quốc từ 32% xuống chỉ còn 9%, dựa trên số liệu từ Viện Nghiên cứu Thủy sản Biển Hoàng Hải của Trung Quốc.
Khi CP giảm thị phần, một công ty con của Charoen Pokphand Indonesia (không liên kết với CPF), đã tăng thị phần nhập khẩu của Trung Quốc lên 45% trong năm 2017.
Thị phần của American Penaeid và SyAqua cũng tăng lên, lần lượt là 14% và 12%.
Ông McIntosh cho biết CP sẽ đưa tôm bố mẹ từ Thái Lan được sản xuất tại các trung tâm nhân giống đến các nhà nhập khẩu được cấp phép ở Quảng Châu.
Từ Quảng Châu, tôm bố mẹ, có thể có giá trên 120 USD/cặp, sau đó sẽ được phân phối đến các trại giống ở Trung Quốc.
Tại các trại giống, các kĩ thuật viên sẽ giao phối các cặp đực và cái để tạo ra tôm giống cho người nuôi tôm.
Ông McIntosh cho biết hai dòng tôm thẻ chân trắng bố mẹ của CP là CP Turbo và CP Kong có thể tạo ra sự thúc đẩy cho ngành công nghiệp tôm của Trung Quốc vì khả năng chống chọi với các bệnh tôm phổ biến và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Ông này cho hay, CP Turbo có khả năng chống chịu với hội chứng tôm chết sớm, hội chứng Taura, bệnh hoại tử hạ bì và bệnh liên quan đến máu.
Dòng tôm này chủ yếu được biết đến với tốc độ tăng trưởng tốt.
CP Kong là giống sạch bệnh đặc hiệu và có khả năng kháng đốm trắng.
“Điều đó làm cho CP Kong khác với tôm bố mẹ APE (phơi nhiễm tất cả mầm bệnh) từ Nam Mỹ, mang mầm bệnh đốm trắng”, ông McIntosh cho biết.
CP cũng xuất khẩu tôm sú bố mẹ cho Trung Quốc với 25 nghìn con được xuất khẩu sang nước này vào năm 2020.
Ông McIntosh cho biết họ đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trong số những người nuôi vì lợi nhuận của tôm sú hiện tại cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.
"Chúng tôi đã rất thành công trong việc xuất khẩu tôm sú trong ba năm qua. Trung Quốc là khách hàng tốt nhất của chúng tôi.
Tuy nhiên nhu cầu về tôm sú đang tăng lên ở Bangladesh, Malaysia, Việt Nam và tăng nhẹ ở Thái Lan.
Tôm sú bố mẹ có thể là thành công lớn nhất trong năm nay của công ty chúng tôi”, vị giám đốc điều hành này cho biết.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/