|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty dược hơn 40 năm tuổi chuẩn bị chào UPCoM với giá tham chiếu 14.200 đồng/cp

12:07 | 09/07/2018
Chia sẻ
Ngày 13/7 tới, Dược Codupha chính thức "chào" UPCoM với giá tham chiếu 14.200 đồng/cp. Ước tính, giá trị vốn hóa khoảng 258 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha (Mã: CDP) chính thức giao dịch 18,2 triệu cổ phiếu trên UPCoM từ ngày 13/7/2018. Mức giá tham chiếu đưa ra là 14.200 đồng/cp, tương ứng giá trị vốn hóa trên 258 tỷ đồng.

cong ty duoc hon 40 nam tuoi chuan bi chao upcom voi gia tham chieu 14200 dongcp
Trụ sở Dược phẩm Codupha (Nguồn: Internet)

Dược Codupha tiền thân là Tổng kho dược phẩm, thành lập năm 1975 với nhiệm vụ phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu, hóa chất và các thiết bị y tế cho khu vực từ Đà Nẵng trở vào Sài Gòn.

Ngày 26/11/1976, căn cứ Quyết định số 107-BYT/QĐ-TC của Bộ Y tế, công ty được chính thức thành lập mới với tên gọi Công ty Dược cấp 1 miền Nam trên cơ sở tách từ Công ty Dược phẩm cấp 1 miền Nam, có trụ sở chính tại 334 (số cũ là 136) Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10, TPHCM.

Năm 2010, theo Quyết định 046/QĐ-TCTD của Tổng Công ty Dược Việt Nam, Codupha được chuyển đổi sang tên gọi Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2. Tháng 1/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Codupha chính thức trở thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha.

Được biết, Dược sĩ Lê Văn Sơn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Lê Xuân Hải đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Năm 2018, công ty đặt mục tiêu đạt 3.580 tỷ đồng doanh thu và 29 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với kết quả 2017. Tỷ lệ chi trả cổ tức tối thiểu 20% vốn điều lệ.

Quý I vừa qua, Codupha ghi nhận doanh thu và lãi ròng tương ứng gần 727 tỷ đồng và 7 tỷ đồng, thực hiện trung bình hơn 20% mục tiêu cả năm được đại hội đồng cổ đông giao phó.

Xem thêm

Anh Túc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.