|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Công nghiệp ôtô: Khó khăn ai cũng thấy, nhưng gỡ thế nào?

10:59 | 11/08/2017
Chia sẻ
Không chỉ nhỏ bé, thị trường ôtô Việt Nam còn thường xuyên biến động do những thay đổi liên tục về chính sách. Đây là một vấn đề được nêu tại hội thảo phát triển cụm công nghiệp ôtô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/8.
cong nghiep oto kho khan ai cung thay nhung go the nao
Ông Vũ Quang Long, đại diện Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), phát biểu tại hội thảo.

Chính sách cần ổn định

Tại đây, vị Trưởng ban Chính sách của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) Phạm Anh Tuấn chỉ ra không ít khó khăn của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam.

Do thị trường nhỏ, sản lượng nhỏ, khấu hao đầu tư thiết bị lớn, chi phí sản xuất cao hơn khu vực, hiện tại phần lớn linh kiện ôtô phải nhập khẩu.

Vì phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, nên nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam lại phải chịu thêm các chi phí như đóng gói, vận chuyển và thuế nhập khẩu.

Ông Tuấn nói, vì sản lượng nhỏ và tỷ lệ nội địa hoá thấp, chi phí sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe sản xuất ở Thái Lan. Thậm chí, xe nhập từ Thái Lan đã bao gồm chi phí đóng gói vận chuyển vẫn thấp hơn xe sản xuất ở Việt Nam khi thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện VAMA thì Việt Nam có thị trường tiềm năng, với thu nhập tăng lên thì chắc chắn nhu cầu sử dụng ôtô cũng sẽ tăng, khi mới có một tỷ lệ nhỏ dân số sở hữu ôtô mà thôi.

“Đa số người dân chưa có ôtô, nhưng nhà quản lý sợ ôtô nhiều quá tắc đường, nên đưa ra các loại thuế phí để hạn chế, thì sao công nghiệp ôtô phát triển được?”. Ý kiến này đến từ đại diện Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), ông Vũ Quang Long.

“Bên cạnh việc thuế suất bằng 0 vào năm sau thì còn có yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải cứ hai năm lại thay đổi một lần, rồi chi phí vận chuyển quá cao... Khó khăn ai cũng thấy, nhưng gỡ thế nào thì cần xem xét”, ông Long nhấn mạnh và đồng tình với môt số ý kiến trước đó là chính sách cho công nghiệp ôtô cần ổn định và đồng bộ.

Giảm chi phí, tăng cạnh tranh

Chủ trì hội thảo, Phó viện trưởng CIEM Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng gói chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô, trong đó có vấn đề làm thế nào để giảm chi phí cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Nhưng, để giảm chi phí thì không chỉ phụ thuộc vào các chính sách trực tiếp mà còn có những vấn đề khác, như hình thành các cụm ngành, trong đó có cụm công nghiệp ôtô và cụm công nghiệp hỗ trợ.

Theo Viện phó CIEM thì nhiều quốc gia đã thành công với phát triển cụm công nghiệp ôtô. Ở Việt Nam thì khái niệm cụm ngành đã không còn là mới, nhưng chưa có chính sách cụ thể nào với cụm ngành nói chung và cụm ngành ôtô nói riêng.

“Sự phát triển của cụm ngành ôtô sẽ tạo liên kết giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy sự chuyên môn hoá, qua đó giảm chi phí tăng năng lực cạnh tranh”, bà Tuệ Anh nói.

“Vậy hiện nay Việt Nam đã có quy hoạch phát triển cụm công nghiệp ôtô chưa?”, một vị khách mời đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu câu hỏi.

Và câu trả lời từ bà Nguyễn Thị Xuân Thuý (Viện Chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương), là chưa.

cong nghiep oto kho khan ai cung thay nhung go the nao Từ 2018, ô tô chạy dầu diesel phải đảm bảo chuẩn Euro 4

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ...

cong nghiep oto kho khan ai cung thay nhung go the nao Công nghiệp ôtô Việt Nam có gì sau 20 năm

Các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra đều không đạt, ngành công nghiệp ôtô nội địa lại đang phải đứng trước ngã rẽ lớn khi ...

cong nghiep oto kho khan ai cung thay nhung go the nao Toyota sắp có xe tự hành đầu tiên

Xe tự hành có thể sẽ là kỉ nguyên kế tiếp của ngành công nghiệp ôtô, vì thế Toyota đã đổ hàng tỷ USD vào ...

Nguyên Vũ