|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Công an TP HCM rà soát tất cả hoạt động mua sắm vật tư y tế

22:15 | 23/12/2021
Chia sẻ
Công an TP HCM đang phối hợp với Sở Y tế, các ngành chức năng rà soát các trường hợp mua bán vật tư y tế để phát hiện những tiêu cực, tham nhũng nếu có.

Ngày 23/12, tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Phòng Tham mưu Công an thành phố, cho biết sau vụ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án nâng khống giá kít xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Công an TP HCM đã có kế hoạch và đang phối hợp với Sở Y tế, các ngành chức năng rà soát các trường hợp mua bán vật tư y tế để phát hiện những tiêu cực, tham nhũng nếu có.

Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Công an thành phố đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an các quận, huyện là trong lĩnh vực kinh tế, phải nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Đây là quan điểm xuyên suốt trong các chỉ đạo của Công an thành phố từ khi bùng phát dịch đến nay. "Không nên gán ghép cái gì liên quan đến Việt Á đều là vi phạm. Nếu có vấn đề tư lợi thì Công an điều tra mới xử lý. Trước mắt, chưa thấy dấu hiệu vi phạm" - Thượng tá Lê Mạnh Hà khẳng định tại buổi họp báo.

Hiện tại, Công an thành phố đã khởi tố 18 vụ án liên quan đến các hành vi sản xuất vật tư y tế giả, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, tham ô tài sản, lừa đảo mua bán vật tư y tế giả. Ngoài ra, về tình trạng rao bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng, Công an thành phố đang xác minh 3 vụ việc.

Trước thông tin về các đơn vị trên địa bàn TP HCM có liên quan đến Công ty Việt Á, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết trong thời điểm dịch diễn biến căng thẳng, một số đơn vị trong đó có Công ty Việt Á có công văn gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), đề nghị được tham gia công tác mở rộng, tăng năng lực xét nghiệm của thành phố.

Ngày 11/6, HCDC có văn bản gửi Sở Y tế đề xuất chủ trương hợp tác với Công ty Việt Á về việc xét nghiệm RT-PCR trên địa bàn. Sở Y tế sau đó có văn bản trả lời trên tinh thần đồng ý về chủ trương, cho phép Công ty Việt Á phối hợp với một đơn vị cụ thể để đặt các trang thiết bị và triển khai việc xét nghiệm, hỗ trợ chính quyền thành phố trong giai đoạn đó, giai đoạn rất cần mở rộng sàng lọc người mắc COVID-19.

Sau 2 tuần thực hiện tại Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu, Tập đoàn Vingroup ngỏ lời sẽ trả toàn bộ chi phí cho các dịch vụ mà Công ty Việt Á đã thực hiện cho thành phố. Do đó, thành phố không mua sắm vật tư từ công ty này.

Đại diện Sở Y tế cho biết, hiện nay sau khi đã rà soát, có hai bệnh viện thuộc quản lý của Sở có mua sắm trang thiết bị của Công ty Việt Á. Cụ thể là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch mua 1.250 kít test và Bệnh viện thành phố Thủ Đức mua 65.870 kít test.

Còn theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM, thời điểm giữa tháng 6, khi rhành phố có chủ trương tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm, lãnh đạo thành phố cho phép tận dụng tối đa các nguồn lực để tăng năng lực xét nghiệm.

HCDC đã tính toán đến việc hợp tác với tất cả đơn vị có năng lực xét nghiệm, trong đó có thực hiện xin chủ trương phối hợp với Công ty Việt Á. Tuy nhiên, sau đó HCDC không triển khai do có phương án tốt hơn là hợp tác với Tập đoàn Vingroup.

Tại buổi họp báo, thông tin về kế hoạch tiêm vắc xin thời gian tới, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, Sở Y tế đã ban hành văn bản gửi các sở, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương.

Trong đợt này sẽ có những ưu tiên sau: Rà soát những người chưa được tiêm vắc xin để tìm hiểu lý do, vận động đi tiêm; tiêm mũi bổ sung cho những đối tượng đúng theo quy định; tiêm nhắc lại cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Dự kiến đợt tiêm vắc xin này sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022.

Hiện tại, lực lượng chức năng thành phố đang điều trị 9.125 bệnh nhân. Đến hết ngày 22/12, thành phố đã tiêm hơn 7,9 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mũi 1, gần 7 triệu liều vắc xin mũi 2, 50.959 mũi vắc xin bổ sung và 141.890 mũi vắc xin nhắc lại.

Thành Chung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.