'Cơn khát' chính sách quản lý tiền mã hoá trên thế giới
Theo CNN, sự so sánh đó đúng trong một số trường hợp: Một gã khổng lồ trong lĩnh vực tiền mã hoá là FTX sụp đổ, hậu quả không ngừng ảnh hưởng tới các công ty, tổ chức khác và đến nỗi cơ quan quản lý buộc phải miễn cưỡng áp đặt các hành động cứng rắn.
Những chính sách như vậy thường khá nghiêm khắc và trên thực tế có thể gây ra làn sóng phẫn nộ của công chúng.
Từ vụ phá sản của FTX tới các vấn đề vĩ mô trong lĩnh vực tiền mã hoá
Với các chuyên gia, dường như các nhà đầu tư, giao dịch đã chính thức bước vào kỷ nguyên Dodd-Frank của tiền mã hoá. Dodd-Frank, là đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2010 để đối phó với sự giám sát lỏng lẻo trong các bộ phận của ngành ngân hàng đã đẩy thế giới vào một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử.
Khi thị trường tiền mã hoá bùng nổ thành một ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ USD, những người ủng hộ đang vật lộn với một cơ sở hạ tầng quy định không được trang bị đầy đủ, minh bạch và hợp lý để xử lý nó. Thực tế này làm dấy lên nghi ngờ rộng rãi về hiệu quả của quy định và còn gây lo ngại về tương lai của một ngành tài chính nói chung.
Trong vòng 3 tháng kể từ khi FTX nộp đơn xin phá sản, các cơ quan quản lý của tiểu bang và liên bang tại Mỹ đã tăng cường cả những lời nói và hành động của họ để kiểm soát ngành công nghiệp tài sản kỹ thuật số đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, dường như có một quan điểm phổ biến là những sự thay đổi này chưa mang đến hiệu quả gì, tệ hơn là dù có áp dụng quy định trong vội vàng với các công ty tiền mã hoá thì cũng sẽ không thành công.
Hôm 14/2, Ủy ban Thượng viện về Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần có tiêu đề rõ ràng là “Sự cố tiền mã hoá: Tại sao cần có các biện pháp bảo vệ tài chính cho tài sản kỹ thuật số”.
Chủ tịch của Ủy ban Sherrod Brown, cho biết: “Mặc dù hậu quả của các sự cố tiền mã hoá không lan sang hệ thống tài chính rộng lớn hơn, nhưng chúng tôi đã thấy thoáng qua những thiệt hại mà nó có thể gây ra nếu tiền mã hoá di chuyển vào hệ thống ngân hàng.
Những thảm họa tiền mã hoá này đã phơi bày điều mà nhiều người trong chúng ta đã biết từ trước: Tài sản kỹ thuật số – tiền mã hoá, stablecoin và mã thông báo đầu tư – là những sản phẩm đầu cơ được điều hành bởi các công ty liều lĩnh khiến những đồng tiền khó kiếm được của nhà đầu tư gặp rủi ro”.
Sức ảnh hưởng của stablecoin được chú ý
Phiên điều trần diễn ra chỉ 1 ngày sau cuộc đàn áp theo quy định mới đối với một trong những loại stablecoin phổ biến nhất thế giới. Đầu tuần này, các nhà quản lý ở New York đã ra lệnh cho công ty blockchain Paxos ngừng phát hành BUSD, hay còn gọi là Binance USD, với lý do “một số vấn đề chưa được giải quyết” liên quan đến việc Paxos giám sát mối quan hệ của họ với sàn giao dịch tiền mã hoá Binance.
Cái gọi là stablecoin là các mã thông báo kỹ thuật số duy trì hỗ trợ một đối một bằng USD hoặc tiền tệ pháp định khác. Các nhà đầu tư thường mua chúng để lưu trữ tiền và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong cơ sở hạ tầng tiền mã hoá, biến chúng thành nền tảng của hệ sinh thái tiền mã hoá.
Paxos trong một tuyên bố gửi tới khách hàng đã khẳng định rằng họ có thể cần chờ 1 năm nữa mới có thể đổi BUSD về USD hoặc chuyển mã thông báo thành Pax Dollar, một loại stablecoin khác do công ty phát hành.
Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) cũng khẳng định đang có kế hoạch kiện Paxos, cáo buộc rằng BUSD lẽ ra phải được đăng ký theo luật chứng khoán liên bang. Paxos “hoàn toàn không đồng ý” với SEC, họ cho biết trong một tuyên bố cùng ngày, “bởi vì BUSD không phải là chứng khoán theo luật chứng khoán liên bang”. Công ty cho biết họ sẽ “tham gia” với SEC về vấn đề này và sẵn sàng “kiện tụng mạnh mẽ nếu cần thiết”.
Tin tức về BUSD rõ ràng đã khiến các nhà đầu tư lo lắng. Theo nhà cung cấp dữ liệu Nansen, Binance - công ty đã hợp tác với Paxos để ra mắt stablecoin vào năm 2019 đã trải qua một trong những ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay về số tiền khách hàng gấp rút rút ra lên tới 873 triệu USD.
Tăng cường thực thi các chính sách với tiền mã hoá
Cuộc đàn áp đối với BUSD và Paxos chỉ là ví dụ mới nhất về việc áp dụng các chính sách, quy định không thống nhất với quản lý, kiểm soát bitcoin, tiền mã hoá trong những tháng gần đây. Marcus Sotiriou, nhà phân tích thị trường tại công ty môi giới tài sản kỹ thuật số GlobalBlock cho biết:
“Quy định bằng cách thực thi đang gây bối rối cho những người đam mê tiền mã hoá. Mọi người đang cố gắng hết sức để tìm ra cách cung cấp một sản phẩm hợp pháp trong khi không nhận được hướng dẫn nào”.
Trong những tuần gần đây, SEC đã dựa vào một chiến lược thực thi mạnh mẽ mà các nhà phê bình cho rằng đang nhắm mục tiêu không công bằng vào ngành công nghiệp non trẻ.
Tuần trước, SEC đã đạt được thỏa thuận trị giá 30 triệu USD với nền tảng tiền mã hoá Kraken, điều này sẽ buộc công ty phải hủy bỏ hoạt động “đặt cược” của mình, cho phép các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận thụ động từ việc nắm giữ tiền mã hoá của họ.
Việc dàn xếp ngay lập tức đặt ra câu hỏi về các sàn giao dịch khác cung cấp đặt cược, điều mà những người ủng hộ tiền mã hoá cho rằng rất quan trọng để hỗ trợ chức năng lành mạnh của một số loại tiền ảo.