|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Coi thường khâu đóng gói là sai lầm tai hại của người bán hàng online

14:54 | 16/05/2018
Chia sẻ
Các chuyên gia về thương mại điện tử khẳng định khâu đóng gói hàng hóa là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và biến khách hàng tiềm năng thành người mua.

Bán hàng trên các trang thương mại điện tử như Lazada hay Amazon đã trở thành hoạt động phổ biến. Nhưng trong bối cảnh quá nhiều người bán cạnh trang nhau trên một “chợ” điện tử đông đúc, làm thế nào các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với những công ty lớn và gây dựng công việc kinh doanh thành công?

Damian Prosalendis, một chuyên gia tư vấn các cửa hàng trên Amazon, nhận định rằng bí quyết bán hàng thành công trên trang thương mại điện tử rất đơn giản.

“Bí quyết nằm trong cách doanh nghiệp làm thương hiệu, tức là nó phụ thuộc vào hình ảnh mà họ muốn người tiêu dụng nhận ra và tin tưởng”, Damian phát biểu.

Yếu tố nào quan trọng đối với khách hàng ngày nay? Họ đánh giá cao hình ảnh, chất lượng, độ tin cậy, uy tín và trải nghiệm khách hàng. Phần lớn người tiêu dùng sẽ coi trọng sản phẩm mà họ tin tưởng hơn sản phẩm có giá thấp từ thương hiệu họ không biết hoặc không tin tưởng. Đó là lý do thương hiệu là một trong những tài sản đáng giá nhất của chủ doanh nghiệp.

coi thuong khau dong goi la sai lam tai hai cua nguoi ban hang online
Sự sáng tạo trong khâu đóng gói làm tăng mức độ hài lòng của người mua sản phẩm.

Nếu không làm thương hiệu, các công ty chỉ có cạnh tranh về giá. Để cạnh tranh với các thương hiệu lớn, bạn buộc phải giảm biên lợi nhuận. Ngay cả khi bán sản phẩm, dịch vụ với giá thấp, có thể doanh nghiệp vẫn không bán được hàng. Khi khách hàng đã đánh giá cao một thương hiệu, họ sẽ mua sản phẩm của thương hiệu đó mà không quan tâm tới giá.

Ngoài ra, theo Damian Prosalendis, ngay cả khi doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp, các đối thủ có thể bán với giá thấp hơn.

Thương hiệu rất quan trọng với người mua hàng trực tuyến

Rất nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, công sức và triền để tạo ra một tên thương hiệu hoàn hảo. Song thương hiệu hoàn hảo không phải vì cái tên.

"Hãy xem xét Apple – một trong những thương hiệu vĩ đại nhất trong lịch sử. Tập đoàn mang tên của một loại trái cây. Đương nhiên Apple không bán trái cây, nhưng họ biến cái tên Apple thành biểu tượng của thiết bị điện tử chất lượng cao, sang trọng", tiến sĩ Lưu Hải Minh, giám đốc công ty Nhật Hải, phát biểu.

Nói như thế không có nghĩa là chủ doanh nghiệp không cần suy nghĩ về ý nghĩa của tên thương hiệu, nhưng họ nên hiểu thứ phía sau cái tên mới quan trọng. “Bạn có thể chọn một cái tên bất kỳ cho thương hiệu, miễn là nó không khó phát âm, khó nhớ hoặc quá dài”, Prosalendis nói.

Xây dựng thương hiệu bên ngoài chợ điện tử

Phạm Xuân Khánh, một doanh nhân chuyên đào tạo người Việt bán hàng qua Amazon, khẳng định rằng nếu chủ doanh nghiệp muốn thành công thực sự với Amazon, Lazada hay một trang thương mại điện tử nào đó, họ cũng cần gây dựng thương hiệu và sự hiện diện bên ngoài các trang thương mại điện tử đó.

“Khách hàng tiềm năng thường nghiên cứu thông tin về hàng hóa, dịch vụ trước khi ra quyết định mua, đặc biệt là nếu họ có nhiều lựa chọn. Có thể họ tìm kiếm tên công ty trên mạng và xem trang web, tài khoản mạng xã hội của công ty. Vì thế, chủ doanh nghiệp phải gây dựng thương hiệu bên ngoài trang thương mại điện tử”, anh Khánh giải thích.

coi thuong khau dong goi la sai lam tai hai cua nguoi ban hang online
Không coi trọng khâu đóng gói là một sai lầm lớn của nhà sản xuất và người bán hàng.

Prosalendis gợi ý người bán hỗ trợ khách hàng bên ngoài trang thương mại điện tử bởi đó sẽ là yếu tố khiến họ trở nên khác biệt so với đối thủ.

“Mặc dù Amazon hỗ trợ người mua, khách hàng vẫn có thể sử dụng Google để tìm xem công ty bán hàng hỗ trợ họ hay không. Khi tìm kiếm thông tin như thế, họ sẽ đọc trang web hay tài khoản Facebook, Twitter của công ty. Chủ doanh nghiệp hãy tận dụng cơ hội đó để gây dựng thương hiệu”, ông lập luận.

Một trong những mẹo hay mà Prosalendis gợi ý để làm nổi bật chính sách hỗ trợ khách hàng là đưa chính sách ấy vào thông điệp trả lời tự động trong thư điện tử, đồng thời in nó lên một tờ giấy trong gói hàng. Mẹo đó chẳng những giúp doanh nghiệp tránh những đánh giá tiêu cực từ người mua, mà còn giúp khách hàng hiểu rằng người bán sẽ hỗ trợ kịp thời nếu họ gặp vấn đề.

Đóng gói cũng là cách để làm thương hiệu

Nhiều người bán hàng có thể không coi trọng khâu đóng gói, nhưng anh Khánh khẳng định đó là sai lầm.

“Nếu xét kỹ, chúng ta thấy gói hàng sẽ di chuyển một quãng đường dài và xuất hiện trước mắt nhiều người – bao gồm cả người mua sản phẩm. Chủ doanh nghiệp nên tận dụng cả khâu đóng gói để xây dựng thương hiệu, bằng cách tập trung vào cảm nhận của người mua về sản phẩm”, Khánh giải thích.

Bao, hộp hay giấy gói để sản phẩm là công cụ để quảng bá thương hiệu và biến khách hàng tiềm năng thành người mua. Rất nhiều người bán hàng trực tuyến không hiểu điều ấy nên họ thiết kế mẫu bao, gói theo kiểu nghiệp dư hoặc thậm chí đóng gói sơ sài.

“Hãy tưởng tượng khi một sản phẩm xuất hiện trong nhà, bạn luôn muốn cảm thấy nó đáng đồng tiền mà bạn bỏ ra. Chất lượng của việc đóng gói sẽ khiến khách hàng hài lòng, làm tăng giá trị vào trải nghiệm của họ đối với sản phẩm”, anh Khánh bình luận.

Kim Cương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.