|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Coca Cola Việt Nam phải bồi thường hơn 300 triệu đồng cho cựu nhân viên do yêu cầu thôi việc đột ngột

07:24 | 16/07/2020
Chia sẻ
Tòa án ở TP HCM yêu cầu Coca Cola Việt Nam bồi thường hơn 316 triệu đồng cho chị Phan Thị Thanh Xuân do yêu cầu chị thôi việc đột ngột hồi tháng 7 năm ngoái.

Cựu nhân viên đâm đơn kiện Coca Cola Việt Nam

Ngày 14/7, Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức (TP HCM) tiến hành xử sơ thẩm vụ việc một "cựu" nhân viên Coca Cola Việt Nam kiện công ty cũ vì bị thôi việc đột ngột.

Nội dung đơn kiện đề ngày 2/12/2019 trình bày vụ việc Coca Cola Việt Nam thanh lí hợp đồng lao động với chị Phan Thị Thanh Xuân (sinh năm 1986) vào ngày 8/7/2019.  Đơn kiện ghi rõ đại diện bộ phận nhân sự Coca Cola Việt Nam muốn chấm dứt hợp đồng với chị Xuân vì lí do tái cơ cấu. 

Xuân bắt đầu làm việc tại Coca Cola Việt Nam từ năm 2009 và tới tháng 5/2011, công ty quyết định kí hợp đồng vô thời hạn với bà cùng mức lương chính ghi trong hợp đồng là 3.980.000 đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản để công ty tham gia các chế độ, chính sách, không phải tổng thu nhập.

Cũng theo nguyên đơn, khi làm việc tại công ty, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chưa một lần bị kỉ luật vì vi phạm nội qui. Thời điểm nhận yêu cầu nghỉ việc, chị đang giữ chức vụ Thư kí bộ phận chuỗi cung ứng, đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Công ty đương nhiệm.

Coca Cola Việt Nam bồi thường 27,5 tháng lương cho cựu nhân viên do yêu cầu thôi việc đột ngột - Ảnh 1.

Chị Xuân đệ đơn kiện Coca Cola Việt Nam vì công ty yêu cầu chị thôi việc đột ngột. Ảnh: Coca Cola.

Đơn kiện nói rõ đại diện bộ phận nhân sự yêu cầu chị nghỉ việc lập tức một ngày chỉ sau ngày chị nhận thông báo (9/7/2019) kèm theo số tiền bồi thường 77.174.792 đồng. Tuy nhiên, chị Xuân từ chối kí vào biên bản nghỉ việc và nhận bồi thường.

Sau đó, chị Xuân đã gửi đơn lên Phòng lao động thương binh và xã hội quận Thủ Đức để xin hòa giải.  Ngày 9/8/2019, Phòng đưa ra biên bản hòa giải tranh chấp lao động với kết quả không hoàn thành.

Sau đó chị Xuân đã đệ đơn kiện Coca Cola Việt Nam, yêu cầu công ty nhận chị trở lại làm việc, đồng thời yêu cầu Coca Cola Việt Nam bồi thường tổng cộng 94.758 triệu đồng. Các khoản bồi thường bao gồm:

Tiền lương trong 5 tháng chị Xuân không được làm việc cho công ty: 55.740.000 đồng.

Khoản bồi thường 2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái phép: 22.296.000 đồng.

Khoản bồi thường 45 ngày tiền lương do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn báo trước theo luật: 16.722.000 đồng.

Coca Cola Việt Nam bồi thường hơn 300 triệu đồng

Trước tòa, người đại diện của Coca Cola Việt Nam khẳng định chấm dứt hợp đồng lao động với chị Xuân hoàn toàn nằm trong kế hoạch tái cơ cấu tổ chức bộ phận chuỗi cung ứng. Công ty đã hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp luật trước khi chấm dứt thủ tục lao động.

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đánh giá những quyết định của Coca Cola Việt Nam không đúng về qui trình, đặc biệt là việc thời gian yêu cầu bà Xuân chấm dứt làm việc ngắn hơn 45 ngày.

Vì vạy, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức yêu cầu Coca Cola Việt Nam bồi thường cho chị Xuân 316.570.000 đồng, bao gồm:

Trả lương cho Xuân trong một năm không thể đi làm, từ 9/7/2019 đến 9/7/2020: 134.547.000 đồng.

Khoản bồi thường hai tháng tiền lương: 22.296.000 đồng.

Khoảng bồi thường 45 ngày tiền lương do thông báo nghỉ việc ngắn hơn 45 ngày: 16.722.000 đồng

Các khoản tiền trợ cấp mất việc làm cho chị Xuân: 12 tháng lương (tương ứng với 12 năm làm việc tại công ty): 133.776.000 đồng.

Coca Cola Việt Nam bồi thường 27,5 tháng lương cho cựu nhân viên do yêu cầu thôi việc đột ngột - Ảnh 2.

Coca Cola Việt Nam bồi thường bà Xuân hơn 300 triệu đồng. Ảnh: Coca Cola.

Tòa bác yêu cầu được quay trở lại làm việc tại công ty của chị Xuân. Theo Hội đồng xét xử, vị trí sau khi tái cơ cấu của chị Xuân là chuyên viên phân tích dữ liệu (vị trí việc làm hiện nay của chị Xuân không còn). Đây là một vị trí yêu cầu kĩ năng đặc thù, như sử dụng tiếng Anh tốt và có kinh nghiệm.

Chính vì thế, công ty đánh giá việc đào tạo bà Xuân trong một thời gian ngắn là mục tiêu bất khả thi. "Do đó, yêu cầu của bà Xuân buộc công ty nhận lại làm việc theo hợp đồng là không có cơ sở", Tòa kết luận.



Tiểu Phượng

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường