Trong phiên 12/6, cổ phiếu VPBank đã tăng giá 6%, góp hơn 2 điểm cho đà tăng của VN-Index lên 1.300 điểm. Bên cạnh đó, thanh khoản khớp lệnh đạt cao nhất kể từ sau 10/6/2021.
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.
VDSC cho rằng trong năm 2022, thu nhập từ đầu tư chứng khoán sẽ không còn đóng vai trò là động lực tăng trưởng, dự báo giảm 46%. Trong khi đó, thu nhập dịch vụ dự kiến phục hồi 28% so với cùng kỳ.
Ước tính với mức giá cổ phiếu VPBank tại ngày 12/10 là 24.250 đồng/cp, tổng giá trị của hai lần chuyển quyền này của các quỹ ngoại tương đương khoảng 126 tỷ đồng.
Bà Hoàng Anh Minh, vợ Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng vừa đăng ký mua 6,5 triệu cổ phiếu, dự kiến nâng số lượng nắm giữ lên gần 124,5 triệu cổ phiếu. Theo đó, vợ chồng ông Dũng sở hữu hơn 238 triệu cổ phiếu, đương 9,54% vốn điều lệ ngân hàng.
Cổ phiếu sẽ được phát hành bằng mệnh giá và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày phát hành. Nếu thực hiện thành công, VPBank sẽ tăng vốn thêm 337 tỷ đồng.
Cổ phiếu VPB không ngừng lao dốc từ đầu tháng 4 tới nay, vợ Chủ tịch Ngô Chí Dũng đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu VPBank từ 4/6 đến 3/7 theo phương thức khớp lệnh.
Thêm một vụ chuyển nhượng quy mô “khủng” lên tới 1.500 tỷ đồng cổ phiếu VPBank diễn ra phiên 11/4/2018. Tiếp tục là kịch bản cũ: Công ty được thành lập rồi giải thể trong một thời gian ngắn và hàng chục triệu cổ phiếu VPB được chuyển quyền sở hữu cho chính lãnh đạo công ty!
Ngày 20/12, quỹ ngoại Truck Capital Master Fund, LTD đã trao tay 2,5 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho hai nhà đầu tư khác.