Cổ phiếu tâm điểm ngày 2/5: VPB, FPT, PPC, BSR
VPB – Tiêu cực
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: điều chỉnh và tích lũy ngắn hạn
- Ngưỡng hỗ trợ tại 18,95
- Ngưỡng kháng cự tại 22,5
- Chỉ báo xu hướng MACD hội tụ, chỉ số nằm dưới đường tín hiệu
- Chỉ báo RSI ở vùng trung lập
Phân tích:
VPB Là một trong số các cổ phiếu có vốn hóa lớn của ngành ngân hàng và đang trong vùng điều chỉnh. Cổ phiếu đang vận động tích lũy dưới tất cả các SMA và trên mốc hỗ trợ 18,95 cho thấy VPB đang trong vùng điều chỉnh và tích lũy ngắn. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và MACD đang ở mức tiêu cực và thanh khoản có dấu hiệu giảm cho thấy VPB tiếp tục bị điều chỉnh trong các phiên sau. Ngưỡng hỗ trợ của VPB là 18,95. Kháng cự tại 22,5. VPB không thích hợp cho việc đầu tư ngắn hạn và cần được theo dõi thêm. Tuy nhiên nếu VPB hồi phục vượt SMA200 với thanh khoản duy trì ở ngưỡng tích cực, nhà đầu tư có thể xem xét mở vị thế ngắn hạn cho cỗ phiếu này.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VPB
FPT -Tăng giá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD duy trì xu hướng tăng.
- Chỉ báo RSI: Vùng quá mua, xu hướng tăng.
- Đường MAs: 3 đường MA đều có xu hướng tăng.
Phân tích:
FPT vẫn duy trì đà tăng khá mạnh được củng cổ bởi lượng thanh khoản duy trì tại ngưỡng trung bình 20 phiên trong cấc phiên leo giá. Chỉ báo RSI đã chạm vùng mua quá báo hiệu một nhịp điều chỉnh nhẹ. Chỉ báo MACD vẫn giữ xu hướng tăng kèm sự hỗ trỡ từ dải mây Ichimoku cho thấy đà tăng vẫn tiếp tục. Như vậy, FPT nhiều khả năng điều chỉnh nhẹ quanh ngưỡng 50 để lấy đà rồi kiểm tra lại ngưỡng đỉnh lịch sử 54.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu FPT
PPC - Duy trì xu hướng bức phá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Hồi phục
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD duy trì xu hướng tăng.
- Chỉ báo RSI: Vùng quá mua, xu hướng tăng.
- Ngưỡng hỗ trợ của PPC là 18,48 và 22,16
- Mức kháng cự mạnh tại ngưỡng giá 34,16
Phân tích:
PPC là một trong những cổ phiếu ngành điện đang duy trì xu hướng bức phá mạnh trừ tháng 10/2018 đến nay với mức hỗ trợ mạnh tại ngưỡng 22,16. Cổ phiếu bắt đầu đà hồi phục sau khi chạm đáy 15,59 trong tháng 10/2018. Phiên giao dịch 26/4/2019, PPC đã có phiên bứt phá vượt qua Bollinger Bands trên lên mốc 28,2 và nằm trên tất cả các SMA với khối lượng giao dịch ở mức tích cực. Chỉ báo RSI và MACD cho thấy PPC có khả năng tiếp tục trong xu thế tăng trong các phiên tiếp theo. Ngưỡng hỗ trợ của PPC là 18,48 và 22,16. Mức kháng cự mạnh tại ngưỡng giá 34,16. PPC dự kiến giao dịch trong vùng 27 - 30 trong giai đoạn tới. Hiện tại PPC vẫn thích hợp cho hoạt động đầu tư ngắn hạn.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu PPC
BSR - Thanh khoản đột biến
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Hồi phục ngắn hạn
- Đường MAs: các đường MA đều có xu hướng đi ngang
- Mức kháng cự ngắn hạn là 14,8
- Mức hỗ trợ ngắn hạn là 13,07
Phân tích:
Cổ phiếu BSR được khối ngoại mua ròng mạnh trong hai phiên giao dịch gần đây và đồ thị giá cũng có đà tăng mạnh với khối lượng giao dịch tăng đột biến. Đồ thị giá của BSR có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn đã được từ mức giảm lên tăng trong phiên 24/4/2019 và mức kháng cự ngắn hạn gần nhất là 14.800 đồng. Mức Stock Rating của BSR vẫn ở mức thấp dưới mức 50 cho thấy cổ phiếu này vẫn chỉ thích hợp cho các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu BSR
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.