|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 16/4: LPB, VPB, FPT

19:23 | 15/04/2020
Chia sẻ
Nhận định về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm LPB, VPB, FPT.

LPB - Tăng giá 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật: 

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá 

- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD nằm trên đường tín hiệu. 

- Chỉ báo RSI: vùng trung lập, phá kênh Bollinger trên. 

Phân tích: 

LPB đang nằm trong nhịp hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 5,5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với thấy nhịp tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. 

Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. LPB nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 9 - 10 trong các phiên giao dịch tới. 

Cổ phiếu tâm điểm ngày 16/4: LPB, VPB, FPT - Ảnh 1.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu LPB

VPB - Tiến vào vùng kháng cự mạnh

Cổ phiếu tâm điểm ngày 16/4: LPB, VPB, FPT - Ảnh 2.

Ảnh: Ánh Hường

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- Ngưỡng kháng cự ngắn hạn: 21,58 

- Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn: 18,53 

- Xu hướng ngắn hạn (5-10 ngày): Tăng

- Ngưỡng kháng cự trung hạn: 23,7

- Ngưỡng hỗ trợ trung hạn: 15,95 

- Xu hướng trung hạn (1-3 tháng): Giảm

Phân tích: 

Mức Stock Rating của VPB ở mức 78 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là trung tính và các nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ cổ phiếu này ở tỉ trọng thấp. Tăng trưởng của VPB có thể sẽ còn theo chiều hướng tiêu cực trong thời gian tới do ảnh hưởng từ dịch bệnh.  

Đồ thị giá của VPB tăng mạnh trong ngắn hạn và đang tiến vào vùng kháng cự mạnh 21,58 – 23,70. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng, nhưng việc mua đuổi hoặc tham gia mua mới sẽ có rủi ro cao.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 16/4: LPB, VPB, FPT - Ảnh 3.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu VPB

FPT - Covid-19 có thể tác động tích cực đến mảng công nghệ, đặc biệt là xuất khẩu phần mềm

CTCP Chứng khoán SSI (SSI)

KQKD hai tháng đầu năm 2020 khả quan, doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 18,4% và 22,4% so với cùng kỳ 2019. Khối công nghệ tăng trưởng vượt trội nhờ các thị trường nước ngoài (Châu Âu, APAC, Mỹ, Nhật).

Dịch Covid 19 ít tác động tới hoạt động kinh doanh của FPT trong ngắn hạn, thậm chí còn khiến xu hướng chuyển đổi số được đẩy nhanh hơn nên có thể tác động tích cực đến mảng công nghệ, đặc biệt là xuất khẩu phần mềm. 

Mảng viễn thông cũng có triển vọng khả quan nhờ tăng trưởng thuê bao Internet băng thông rộng của Việt Nam. Mảng giáo dục có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt ở các cấp tiểu học, THCS, THPT nhưng đóng góp của mảng này không trọng yếu (kế hoạch 2020 là 5,7% doanh thu và 17,7% LNTT)

Mức doanh thu và LNTT ước tính 2020 là 33.300 tỉ đồng và 5.500 tỉ đồng, giá mục tiêu một năm là 71.300 đồng/cp (tăng 55% so với giá hiện tại)

Rủi ro nắm giữ cổ phiếu là tỉ giá biến động tác động tới mảng doanh thu từ nước ngoài cùng sự cạnh tranh gia tăng trong mảng viễn thông.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.