Cổ phiếu tâm điểm ngày 10/7: KDC, FPT, PHR
KDC - Phiên bứt phá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD sắp vượt lên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, phá kênh Bollinger trên.
Phân tích:
KDC đã hình thành phiên bứt phá sau khi tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng giá 29. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình giao dịch 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ tín hiệu tích cưc này. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
PHR – Hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển FDI
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Mức Stock Rating của PHR ở mức 88 điểm, trong đó điểm cơ bản và sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này ở mức tích cực. Kết thúc quí I/2020, PHR doanh thu và LNST lần lượt giảm 24.2% và tăng 90% so với cùng kỳ.
PHR có thể tăng trưởng mạnh LNST nhờ vào dự án khu công nghiệp NTC mở rộng và được ký thu hồi đất, đặc biệt PHR cũng nhận được khoản cổ tức từ NTC. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ cao su dự kiến tăng nhờ vào sản lượng gia tăng ở Phước Hòa Kampong Thom.
Về dài hạn, PHR dần dịch chuyển cơ cấu sang mảng doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp khi sở hữu quỹ đất lớn, điều này có thể giúp PHR duy trì tăng trưởng dài hạn nhờ vào làn sóng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đồ thị giá của PHR tiến về gần mức đỉnh cũ. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng.
FPT - Tăng trưởng duy trì mạnh mẽ mặc dù COVID-19
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI)
Phân tích:
Trong giai đoạn tháng 4 - 5/2020, doanh thu mảng xuất khẩu phần mềm của FPT tăng 14% so với cùng kì, thấp hơn mức 26% trong quí I/2020 – nhưng vượt kì vọng tăng trưởng một chữ số của Chứng khoán Bản Việt cho quí II/2020.
Theo dự báo của công ty nghiên cứu công nghệ Mỹ IDC, chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ giảm 5% trong năm 2020, sau đó phục hồi 5% trong năm 2021. Đáng chú ý, IDC dự báo chi tiêu chuyển đổi số sẽ tăng 10% trong năm 2020.
Chi tiêu CNTT toàn cầu mạnh mẽ và vai trò trung tâm XKPM đang lên của Việt Nam hỗ trợ triển vọng trung hạn tươi sáng cho mảng XKPM của FPT.
Mảng Viễn thông ghi nhận CAGR LNTT đạt 15% trong giai đoạn 2019 - 2022 nhờ tăng trưởng thuê bao băng thông rộng, lợi thế kinh tế về quy mô và mở rộng công suất data center.
Dự phóng lượng thuê bao băng thông rộng của FPT sẽ ghi nhận CAGR 11%, phần nào đến từ việc mở rộng sang các khu vực tỉnh/thành cấp 2 và cấp 3.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.