Cổ phiếu tâm điểm 8/2: VIB, GMD, DGW
VIB - Đồ thị giá có thể sớm vượt mức đỉnh tháng 1/2022
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 48,85
- Hỗ trợ ngắn hạn: 43,63
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 54,24
- Hỗ trợ trung hạn: 40,36
- Xu hướng trung hạn: Tăng
Phân tích:
Stock Rating của VIB ở mức 83 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của VIB đóng cửa tăng 1,6% và đồ thị giá giao dịch quanh mức đỉnh đầu tháng 1/2022 với khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt mức đỉnh cũ và hướng về mức kháng cự trung hạn 54,24 (tức là vùng đỉnh tháng 6/2021).
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VIB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
GMD - Tín hiệu hồi phục
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Hồi phục
- Chỉ báo xu hướng MACD: MACD nằm trên đường tín hiệu
- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, xu hướng tăng.
Phân tích:
GMD đang hình thành xu hướng hồi phục sau khi điều chỉnh về ngưỡng đáy 40 - 40,5. Kết thúc phiên giá hình thành mẫu hình nến Marubozu mặc dù thanh khoản cổ phiếu nằm dưới ngưỡng trung bình 20 phiên, điều này cho thấy xu hướng vận động cổ phiếu tương đối tích cực.
Chỉ báo MACD chuyển sang xu hướng tích cực trong khi chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên ngưỡng MA20 mặc dù vẫn đang ở dưới ngưỡng MA50, cho thấy xu hướng tăng giá cần quan sát thêm trong phiên tới.
DGW - Điểm cơ bản tiếp tục trên 90 điểm
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 132
- Hỗ trợ ngắn hạn: 91,11
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 120,06
- Hỗ trợ trung hạn: 74,56
- Xu hướng trung hạn: Tăng
Phân tích:
Stock Rating của DGW ở mức 91 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. DGW mới công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021, theo đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng lần lượt 97% và 230% so với cùng kỳ, trong đó mảng máy tính và thiết bị văn phòng vẫn là mảng có mức tăng trưởng mạnh.
Do đó, điểm cơ bản của DGW vẫn duy trì trên mức 90 điểm. Đồ thị giá của DGW đóng cửa phiên 28/1 tăng 5% và tiến gần đường trung bình 20 phiên. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch cải thiện rõ rệt kể từ cuối tháng 1/2022. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng lên mức tăng.
Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và có thể tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi xu hướng ngắn hạn của thị trường được tích cực hơn.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.