|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 27/5: REE, VHC, DBC, PET

18:28 | 26/05/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: REE (Cơ điện lạnh), VHC (Vĩnh Hoàn), DBC (Dabaco) và PET (Petrosetco).

REE – Triển vọng trung hạn tích cực hơn

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của REE ở mức 95 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của REE đóng cửa phiên 25/5 tăng 7% và xuất hiện khoảng trống tăng giá. Đồng thời, đồ thị giá bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.

Theo đồ thị tuần, đồ thị giá có dấu hiệu thoát khỏi giai đoạn đi ngang trong 1,5 tháng qua cho thấy triển vọng trung hạn đã tích cực hơn và xu hướng tăng trung hạn có thể mở rộng về các mức cao hơn.

Xu hướng ngắn hạn của REE cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 12,57% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường chung tích cực hơn.

 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu REE. (Nguồn: TradingView).

 

VHC - Đồ thị giá bước vào giai đoạn biến động mạnh

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn: 108,9

- Hỗ trợ ngắn hạn: 84,91

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 114,68

- Hỗ trợ trung hạn: 71,97

- Xu hướng trung hạn: Tăng

Phân tích:

Stock Rating của VHC ở mức 98 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của VHC đóng cửa phiên 25/5 tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng 55% so với phiên giao dịch trước đó.

Đồng thời, đồ thị giá cũng vượt lên trên đườn trung bình 20 phiên và có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có khả năng sẽ sớm vượt mức kháng cự 108,9.

Xu hướng ngắn hạn của VHC cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 10,49% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

 

  Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VHC. (Nguồn: TradingView).

 

DBC - Tín hiệu hồi phục

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Hồi phục

- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD cắt lên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, hồi phục từ vùng bán quá.

Phân tích:

DBC đang hình thành xu hướng hồi phục sau khi tạo đáy tại ngưỡng giá 22 và 22,5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng hồi phục. Đường giá cổ phiếu đang hướng về đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang dần hình thành.

 

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DBC. (Nguồn: BSC).

 

PET - Dòng tiền ngắn hạn cải thiện tích cực

 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn: 52

- Hỗ trợ ngắn hạn: 31,86

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 67,9

- Hỗ trợ trung hạn: 29,3

- Xu hướng trung hạn: Trung tính

Phân tích:

Stock Rating của PET ở mức 86 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của PET đóng cửa phiên 25/5 tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng nhẹ trên mức trung bình 20 phiên.

Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn cải thiện tích cực hơn và đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi tại các nhịp tăng mạnh. Xu hướng ngắn hạn của PET cũng được nâng lên mức tăng.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 12,09% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường chung tích cực hơn. 

 

  Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu PET. (Nguồn: TradingView).

 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.