|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 13/4: VPB, VND, TNG

19:00 | 12/04/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VPB (VPBank), VND (VNDirect) và TNG (Đầu tư và Thương mại TNG).

 (Ảnh : Thu Thảo).

VPB - Nguồn vốn dồi dào thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Theo báo cáo cập nhật mới đây của Yuanta Việt Nam, nguồn vốn tăng cao sẽ giúp hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng kinh doanh của VPBank. Với nguồn vốn dồi dào của VPB, nhóm phân tích ước tính dư nợ cho vay sẽ tăng trưởng 21% trong năm 2022.

Yuanta Việt Nam kỳ vọng chi phí huy động vốn sẽ giảm do tiền gửi CASA tăng và sẽ hỗ trợ cho biên lãi ròng (NIM). Nếu ngân hàng bán vốn thành công sẽ giúp làm giảm thêm chi phí huy động vốn của ngân hàng trong tương lai.

Bên cạnh đó, thu nhập phí được thúc đẩy bởi việc gia hạn thỏa thuận bancassurance độc quyền với AIA lên thành 19 năm (thời hạn cũ là 15 năm).

VND – Đồ thị giá chưa thể vượt kháng cự 35

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của VND ở mức 97 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của VND đóng cửa tăng 0,3% với khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức cao trên mức trung bình 20 phiên.

Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nhưng đồ thị giá vẫn đang giao dịch quanh mức kháng cự 35 trong bối cảnh rủi ro ngắn hạn của thị trường có chiều hướng tăng lên cho nên đồ thị giá khó có thể vượt hoàn toàn ngưỡng kháng cự 35.

Yuanta Việt Nam đã khuyến nghị mua cổ phiếu VND vào phiên 5/4 với lợi nhuận tạm tính là 3,54%. Do đó, các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu VND.

 

   Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VND. (Nguồn: VNDirect).

 

TNG - Mở rộng quy mô để tăng trưởng

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Phân tích:

Chứng khoán FPT đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG, dựa trên những luận điểm:

(1) TNG đứng thứ 8 trong số các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tại Việt Nam theo kim ngạch, đạt 299 triệu USD năm 2021 (+26% so với cùng kỳ năm trước). Trong năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế TNG tăng 21,6% và 51,6% so với cùng kỳ nhờ thị trường tiêu thụ hồi phục.

(2) Khả năng cạnh tranh được cải thiện nhờ quy mô sản xuất mở rộng. Nâng cao quy mô sản xuất giúp TNG tăng khả năng cạnh tranh các đơn hàng lớn có yêu cầu cao về sản lượng và thời gian sản xuất. Từ 2017 tới 2021, số chuyền may tại TNG tăng trung bình 6%/năm, đạt 278 chuyền may và dự kiến tới 2025 đạt 364 chuyền.

(3) Cụm công nghiệp Sơn Cẩm dự kiến sẽ được ghi nhận 50% trong năm 2022, đóng góp khoảng 666 tỷ doanh thu và khoảng 100 tỷ lợi nhuận gộp.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo