|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu SHB khớp lệnh kỷ lục

15:45 | 10/01/2024
Chia sẻ
SHB ghi nhận 94,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh phiên 10/1, cao nhất kể từ trước đến nay đối với riêng mã này. Khối lượng này tương đương 2,6% số cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng SHB.

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHB) ghi nhận diễn biến khởi sắc trong nửa tháng trở lại đây. Tính từ 22/12/2023 đến 10/1/2024, SHB đã tăng 13%. Vốn hóa thị trường hiện đạt 43.427 tỷ đồng.

Đáng chú ý là thanh khoản có xu hướng tăng dần. Khối lượng giao dịch bình quân phiên giai đoạn trên đạt 29,3 triệu đơn vị, gấp rưỡi mức bình quân phiên qua 1 năm là 20,1 triệu đơn vị.

Riêng phiên 10/1, khối lượng khớp lệnh đạt 94,3 triệu đơn vị, cao nhất từ trước đến nay đối với riêng SHB. Mức giá được giao dịch nhiều nhất là 12.050 đồng/cp (khoảng 23%). Ngoài ra, SHB còn ghi nhận 2 triệu đơn vị thỏa thuận, theo đó tổng khổi lượng giao dịch (cả khớp lệnh và thỏa thuận) trong phiên đạt 96,3 triệu đơn vị.

Nhìn quá khứ, phiên đạt khối lượng khớp lệnh cao thứ hai là 26/3/2021, với 79,9 triệu đơn vị. Trong năm 2023, phiên có thanh khoản tốt nhất là 3/4/2023, với 63,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

 Diễn biến giá và khối lượng SHB từ năm 2023 đến phiên 10/1/2024. Biểu đồ: FireAnt.

Nếu xét trên cả toàn thị trường, khối lượng khớp lệnh phiên 10/1/2024 (trên 94 triệu đơn vị) của SHB chỉ thấp hơn các trường hợp của HPX (trên 165 triệu đơn vị vào 30/11/2022), FLC (155 triệu đơn vị phiên 11/1/2022), NVL (128 triệu đơn vị phiên 22/11/2022; 104 triệu đơn vị phiên 28/11/2022), STB (100 triệu đơn vị phiên 30/3/2021), HPG (100 triệu đơn vị phiên 18/11/2022) hay ROS (99 triệu đơn vị phiên 11/1/2022).

Diễn biến về giá và thanh khoản tại SHB đồng pha với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Các đại diện ngành như VCB, BID, CTG, ACB, VIB, VPB, STB, OCB, EIB, TPB, LPB, MBB… đều tăng điểm khả quan trong khoảng 2 tuần gần đây. Trong đó, CTG và MBB vượt đỉnh một năm; ACB và BID thậm chí đã lập đỉnh giá mới. Đồng thời, thanh khoản nhiều mã cũng lên cao so với trong vòng 3 tháng, điển hình tại SHB, BID, CTG, MBB hay VIB…

Xuân Nghĩa

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.