|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cùng thanh khoản cải thiện

16:30 | 20/02/2023
Chia sẻ
Tất cả cổ phiếu vốn hoá lớn nhóm ngân hàng nới rộng biên độ tăng về cuối phiên như VPB (5,8%), STB (5,3%), MBB (4,4%), MSB (4%), ACB (4%), LPB (3,4%), TPB (3,1%), BID (3,1%)

Phiên đầu tuần thị trường mở cửa hưng phấn với dòng tiền tập trung tại nhóm bất động sản. VN-Index liên tục chinh phục các mốc cao hơn nhờ lực cầu lan toả sang nhiều ngành khác cùng thanh khoản tích cực. Đóng cửa, chỉ số tăng tới 27 điểm lên 1.086,69 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng diễn biến khởi sắc ngay từ đầu phiên và đóng góp nhiều nhất cho chỉ số. Hầu hết các mã vốn hoá lớn đều nới rộng biên độ, toàn ngành chỉ còn hai cổ phiếu giảm nhẹ là VBB (-1,9%) và EIB (-0,3%).

Tại chiều tăng giá, cổ phiếu VPB đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên tại 18.300 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này cũng cai hơn 34% so với mức trung bình, đạt 20,6 triệu đơn vị.

Kế đến, cổ phiếu STB cũng thu hút dòng tiền từ nhà đầu cá nhân và tăng 5,3% lên 25.700 đồng/cp. Trong khi đó, khối ngoại gần như ngừng giao dịch mua/bán mã này vì hiện nay tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sacombank vẫn còn là một dấu hỏi.

Hàng loạt bluechip nhà băng cũng tăng mạnh như MBB (4,4%), MSB (4%), ACB (4%), LPB (3,4%), TPB (3,1%), BID (3,1%), TCB (2,9%), CTG (2,7%)… Cổ phiếu ghi nhận tỷ lệ tăng dưới 1% chỉ có VCB (0,9%) và NVB (0,5%).

Như đã đề cập, thị trường bùng nổi theo đà khiến thanh khoản các nhóm ngành đều cải thiện. Giá trị khớp lệnh của cổ phiếu ngân hàng cũng tăng 20% lên 2.370 tỷ đồng. Cổ phiếu VPB đứng đầu về khối lượng giao dịch, theo sau là STB, SHB, LPB…

 

Bảo Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.