|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch trồi sụt, một mã tăng 23% sau hai phiên

16:00 | 09/08/2022
Chia sẻ
Cổ phiếu KLB vượt trội so với diễn biến chung của toàn ngành khi có phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp. Cụ thể, mã này tăng 13,1% lên 28.400 đồng/cp nhưng khối lượng giao dịch chỉ còn 23.000 đơn vị, bằng một nửa so với phiên trước đó.

Trong phiên giao dịch hôm nay (9/8), mặc dù sắc xanh vẫn chiếm đa số trên cổ phiếu bluechip và bảng điện tử nói chung, phần lớn các nhóm ngành chỉ vận động trong biên độ hẹp khiến VN-Index liên tục trồi sụt quanh ngưỡng 1.260 điểm và có thời điểm đã rơi xuống đường tham chiếu.

Xét theo nhóm ngành, độ rộng của cổ phiếu ngân hàng nghiêng về phía tích cực nhưng nhóm này lại đánh mất 0,11 điểm phần trăm của VN-Index. Nguyên nhân là "anh cả" VCB, cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường, giảm tới 1,5% xuống còn 80.800 đồng/cp và là mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chính. 

Chiều giảm còn ghi nhận thêm nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn khác trải qua phiên giao dịch không mấy khả quan như LPB (tỷ lệ giảm 2,5%), CTG (0,7%), BID (0,4%), VIB (0,4%), OCB (0,3%), STB (0,2%) và TCB (0,1%).

Ngược lại, cổ phiếu KLB vượt trội so với diễn biến chung của toàn ngành khi có phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp. Cụ thể, mã này tăng 13,1% lên 28.400 đồng/cp nhưng khối lượng giao dịch chỉ còn 23.000 đơn vị, bằng một nửa so với phiên trước đó.

Đà tăng giá của mã này xuất hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) tăng vốn điều lệ từ 3.652,8 tỷ đồng lên 4.231,2 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua. Đồng thời, HOSE thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của KLB.
 
Các cổ phiếu còn lại trong danh sách tăng giá hầu hết giao dịch trong biên độ hẹp, có thể kể đến MSB, MBB, ACB, VPB, HDB, SHB...

 

Cổ phiếu ngân hàng vẫn là điểm đến của dòng tiền khi thanh khoản duy trì vị thế dẫn đầu thị trường, đạt 2.318 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Trong đó, mã VPB giao dịch sôi động nhất với hơn 20,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Theo sau là SHB, MBB, LPB, STB...

Bên cạnh đó, kênh giao dịch thoả thuận tiếp tục hút tiền với giá trị hơn 3.200 tỷ đồng. Một số giao dịch sang tay đáng chú ý là HDB (122 tỷ đồng), SHB (223 tỷ đồng), VPB (41 tỷ đồng)...

Khối ngoại tiếp tục chuỗi phiên mua ròng nhóm này với giá trị 51 tỷ đồng. Lực cầu nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tìm đến cổ phiếu HDB (47 tỷ đồng), tương đương 1,9 triệu đơn vị. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bảo Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.