Cổ phiếu ngân hàng chi phối VN-Index như thế nào?
Quỹ ngoại ưa chuộng cổ phiếu ngân hàng nào nhất trong nửa đầu năm? |
Hơn 3 tháng, ngân hàng tác động lên thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn biến động và có thời điểm giảm về dưới mốc 900 điểm. Dòng tiền có xu hướng cạn kiệt khi mỗi tuần trôi qua, lực cầu yếu, tâm lý bán tháo khiến nhiều cổ phiếu lao dốc.
Các cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế này. Là nhóm cổ phiếu có vốn hóa cao nhất với nhiều bluechips đóng vai trò trụ đỡ thị trường, nhóm ngân hàng đang có những biến động và ảnh hưởng đáng kể nhất lên chỉ số thị trường.
Cổ phiếu ngân hàng chiếm hơn 20% vốn hóa trên HOSE. Riêng trên HNX, ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) đang dẫn đầu về vốn hóa và SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội) xếp ở vị trí thứ ba.
Tổng hợp các cổ phiếu ngân hàng đáng chú ý trên thị trường |
Nhìn vào diễn biến VN-Index từ đầu tháng 4 đến nay có thể nhận thấy xu hướng cùng chiều với các cổ phiếu ngân hàng. Hơn 3 tháng, VN-Index giảm hơn 22% tính đến kết phiên 9/7 với 915,12 điểm.
Top 3 cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa cao nhất là BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) đều giảm. Trong đó, BID giảm gần một nửa giá trị, CTG giảm hơn 36% và VCB giảm hơn 23%.
Một số các mã ngân hàng khác như MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội) và VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng) giảm trên 30%. Cổ phiếu niêm yết HOSE đầu tháng 6 với thị giá cao nhất khối ngân hàng là TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam) cũng giảm khoảng 30% tình theo mức giá điều chỉnh sau khi chia cổ phiếu.
STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) cũng giảm hơn 35% và có thời điểm giảm xuống dưới mệnh giá (phiên 5/7) 10.000 đồng/cp, cũng là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.
Diễn biến một số cổ phiếu ngân hàng và VN-Index 3 tháng qua. (Nguồn: VNDirect) |
Tương tự tại HNX-Index, mức giảm chỉ số này từ tháng 4 đến nay gần 25% và biến thiên cùng chiều với hai mã top đầu vốn hóa sàn này là ACB và SHB. Trong đó, ACB giảm hơn 32%, SHB giảm gần 43% và về mức thấp nhất trong năm.
Diễn biến một số cổ phiếu ngân hàng và HNX-Index (Nguồn: VNDirect) |
Ngân hàng xoay chuyển VN-Index thời gian gần đây?
Xét riêng các phiên giao dịch gần đây, phiên đầu tuần này (9/7), VN-Index phần lớn thời gian tăng điểm nhờ hỗ trợ đắc lực từ các cổ phiếu này với một loạt mã có sắc xanh. Nhưng đến cuối phiên, nhiều cổ phiếu giảm dần mức tăng và một số mã giảm trong đó có VCB tác động không nhỏ khiến VN-Index đảo chiều về sắc đỏ.
Nổi bật vào tuần trước (6/7), VN-Index tăng hơn 18 điểm với một loạt mã ngân hàng như BID, MBB, CTG hay VPB tăng trần. Các phiên giao dịch trước đó, chỉ số thị trường trong sắc đỏ cũng là lúc các mã ngân hàng giảm sâu.
Thị trường chứng khoán 9/7: Thanh khoản giảm sâu, VN-Index về sắc đỏ |
Thị trường chứng khoán 6/7: Ngân hàng dẫn sóng, VN-Index tăng hơn 18 điểm |
Về thanh khoản, lượng tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng mặc dù vẫn thuộc top đầu nhưng có xu hướng giảm theo thị trường. Tuy nhiên, dấu hiệu về lực cầu vào nhóm này các phiên gần đây lại thể hiện mức tăng. Điển hình như BID với các phiên gần nhất có khối lượng khớp lệnh khoảng trên 4 đến 5 triệu đơn vị trong khi nhiều phiên giữa tháng 6 đạt quanh 2 triệu đơn vị.
Hay CTG, sau giai đoạn giảm điểm cuối tháng 6 với thanh khoản đi xuống đã xuất hiện phiên đột biến về khối lượng lên tới hơn 12,6 triệu đơn vị vào ngày giảm sàn 3/7. Đến nay, 3 trên 4 phiên cổ phiếu này tăng điểm. Các mã như MBB, ACB, SHB, STB cũng có thanh khoản tăng dần. Đây có thể coi là tín hiệu bắt đáy của nhóm này sau giai đoạn giảm mạnh trước đó.
Cổ phiếu ngân hàng sẽ giúp VN-Index lấy lại đà tăng?
Cổ phiếu ngân hàng có giai đoạn bùng hơn 3 tháng đầu năm và nhiều mã đã chạm tới mức đỉnh kể từ khi niêm yết vào giai đoạn này, nổi bật nhất là BID, VCB và CTG. Kéo theo đà tăng này cũng là thời điểm VN-Index đạt mức cao nhất trong lịch sử, vượt mốc 1.200 điểm trong phiên 9/4.
Xu hướng xấu đi, đặc biệt vào quý II làm mất đi toàn bộ thành quả tăng trước đó. Nhìn chung nhiều cổ phiếu quay về mức giá khởi điểm vào giai đoạn cuối năm trước, đầu năm nay.
Diễn biến một số cổ phiếu ngân hàng từ đầu năm (Nguồn: VNDirect) |
Giai đoạn đi lên của các mã đồng hành với tăng trưởng quý I vượt bậc tại nhiều ngân hàng. Thời gian tới các ngân hàng sẽ công bố kết quả kinh doanh quý II và nửa đầu năm. VCB ước lãi trước thuế 6 tháng đầu năm 7.722 tỷ đồng, tăng gần 53% cùng kỳ và đạt hơn 55% kế hoạch năm.
Vietcombank lãi trước thuế trên 7.700 tỷ đồng nửa đầu năm 2018 |
Đây cũng là hình ảnh tiêu biểu cho kết quả hoạt động của khối ngân hàng. Dư địa tăng trưởng trong năm dự báo tốt hơn các năm trước. Liệu đây có là bệ phóng giúp cổ phiếu ngân hàng lấy lại phong độ sau khi trở lại điểm xuất phát, và ngân hàng sẽ lại dẫn sóng thị trường.