|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng biến động mạnh trong phiên ETF cơ cấu, PGB tăng kịch trần

16:59 | 03/02/2023
Chia sẻ
Cổ phiếu ngân hàng là một trong nhóm ngành trụ cột biến động mạnh về cuối phiên do hôm nay (3/2) là ngày cuối cùng các ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục. Hàng loạt mã bị giảm tỷ trọng như MSB (11,9 triệu cp), VPB (5,3 triệu cp), MBB (4,1 triệu cp),…

Thị trường chứng khoán phiên 3/2 tiếp tục diễn biến thận trọng với thanh khoản thấp sau nhiều phiên rung lắc. Sang đến phiên chiều, VN-Index một lần nữa đối mặt với áp lực bán lớn nhưng đóng cửa hồi phục mạnh lên đường tham chiếu và giảm nhẹ 0,44 điểm.

Sau phiên sáng giao dịch trong biên độ hẹp, cổ phiếu ngân hàng là một trong nhóm ngành trụ cột biến động mạnh về cuối phiên do hôm nay (3/2) là ngày cuối cùng các ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục.

Theo SSI Research, nhiều cổ phiếu ngân hàng sẽ là tâm điểm trong kỳ cơ cấu quý I/2023 này. Theo đó, hàng loạt cổ phiếu nhà băng bị các ETF giảm tỷ trọng như MSB (11,9 triệu cp), VPB (5,3 triệu cp), MBB (4,1 triệu cp),…

(Nguồn: SSI Research).

Do đó, các cổ phiếu này đều giảm mạnh trong phiên hôm nay. Điển hình nhất là mã MSB giảm tới 5,8% xuống 12.150 đồng/cp cùng khối lượng 9,6 triệu đơn vị, gấp 3,4 lần mức trung bình.

Theo sau là các mã khác như SSB (-4,9%), TCB (-3,2%), ACB (-2%), VPB (-0,8%), CTG (-0,5%) và STB (-0,4%).

Xu hướng đối lập, cổ phiếu PGB gây chú ý khi tăng kịch trần từ đầu phiên lên 19.500 đồng/cp. Phiên trước đó, mã này cũng tăng hơn 9% cùng khối lượng giao dịch vượt trội.

Mặc dù hạ tỷ trọng nhiều cổ phiếu ngân hàng, các ETF trong kỳ này lại gom mua tới 6,1 triệu cổ phiếu OCB. Theo đó, mã này ghi nhận đà tăng mạnh trong thời gian gần đây. Như phiên giao dịch hôm nay, có thời điểm cổ phiếu OCB đã chạm giá sàn nhưng cuối phiên bật tăng 3,2%.

Ngoài ra, một vài bluechip khác cũng đóng vai trò giúp hồi phục chỉ số như VIB (3%), VCB (2,6%), HDB (1,1%) và BID (0,5%).

Về dòng tiền, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng nhóm này với quy mô đứng đầu thị trường, đạt 253 tỷ đồng. Trong đó, STB tiếp tục là tâm điểm với hơn 171 tỷ đồng, kế đến là VCB (31 tỷ đồng), CTG (26 tỷ đồng)….

 

Bảo Ngọc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.