|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 3/2: Khối ngoại rót ròng gần 570 tỷ đồng trên toàn thị trường, tâm điểm STB, HPG

16:00 | 03/02/2023
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng với quy mô hơn 530 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 20,4 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index về cuối phiên lại đối mặt với áp lực bán mạnh, tuy nhiên cổ phiếu lớn thu hẹp đà giảm giúp chỉ số chính đóng cửa đỏ nhẹ dưới ngưỡng tham chiếu. 

Nhóm cổ phiếu có giao dịch tích cực trong phiên hôm nay gọi tên nhóm bất động sản, bia & đồ uống, ngân hàng, xây dựng & vật liệu, vận tải, ... Các nhóm ngành khác như bán lẻ, du lịch & giải trí, dầu khí, chứng khoán, sản xuất thực phẩm ... ghi nhận giảm điểm hoặc sắc đỏ lan rộng hơn về cuối phiên. 

Diễn biến phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khiến thị trường đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm nhẹ "như có như không". Có thể nói, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo điểm nhấn cho thị trường.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng với quy mô hơn 530 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 20,4 triệu đơn vị cổ phiếu.

 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu STB của Sacombank dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 171,1 tỷ đồng.

Theo sau là HPG được mua ròng hơn 106,7 tỷ đồng và NVL (49,9 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở VCB (30,8 tỷ đồng), KBC (28 tỷ đồng), CTG (26,2 tỷ đồng), VIC (23,5 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã là SSI (20,6 tỷ đồng), HDB (17,8 tỷ đồng) và FUEVFVND (14,7 tỷ đồng).

 

Tại chiều bán, cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido bị bán ròng mạnh nhất với quy mô gần 11,2 tỷ đồng.

Theo sau đó là HHV bị bán ròng gần 10,3 tỷ đồng, MSN hơn 9,1 tỷ đồng. Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã như GMD (8,1 tỷ đồng), VNM (7,7 tỷ đồng), BMP (7,6 tỷ đồng), DCM (6,7 tỷ đồng), BCG (5,7 tỷ đồng), DIG (4,2 tỷ đồng) và PVT (3,9 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 16,5 tỷ đồng, tương đương 720.474 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 9,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp là PVS (3,2 tỷ đồng), MBS (1,1 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như SHS (752 triệu đồng), CEO (688 triệu đồng), HUT (442 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như TVD (403 triệu đồng), S55 (186 triệu đồng), THD (93 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng gần 21,7 tỷ đồng, tương đương gần 1,3 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, lực cầu ngoại gom ròng hơn 18,9 tỷ đồng ở cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn. Theo sau là QNS (2,3 tỷ đồng), VEA (1,2 tỷ đồng) và các mã dưới 1 tỷ đồng như ACV (508 triệu đồng), MML (350 triệu đồng), SIP (268 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 1,1 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Kế tiếp là các giao dịch quy mô dưới 1 tỷ đồng ở các mã như MCH (815 triệu đồng), CLX (323 triệu đồng), HNI (292 triệu đồng), …

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.