|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (3/2): Cổ phiếu lớn thu hẹp đà giảm, VN-Index kết phiên đỏ nhẹ

14:53 | 03/02/2023
Chia sẻ
VN-Index mở cửa đầu phiên tăng hơn 1 điểm, tuy nhiên nhìn chung xu hướng chính của thị trường sau 40 phút đầu giao dịch vẫn là giằng co trong biên độ hẹp. Thanh khoản thị trường tụt áp đáng kể khi giá trị giao dịch hiện chỉ bằng một nửa phiên trước đó.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0,44 điểm (0,04%) xuống 1.077,15 điểm, HNX-Index giảm 0,02 điểm (0,01%) về 215,28 điểm, UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (0,88%) xuống 75,54 điểm.

VN-Index về cuối phiên lại đối mặt với áp lực bán lớn, tuy nhiên cổ phiếu lớn thu hẹp đà giảm giúp chỉ số chính đóng cửa đỏ nhẹ dưới ngưỡng tham chiếu. 

Nhóm cổ phiếu có giao dịch tích cực trong phiên hôm nay gọi tên nhóm bất động sản, bia & đồ uống, ngân hàng, xây dựng & vật liệu, vận tải, ... Các nhóm ngành khác như bán lẻ, du lịch & giải trí, dầu khí, chứng khoán, sản xuất thực phẩm ... ghi nhận giảm điểm hoặc sắc đỏ lan rộng hơn về cuối phiên. 

Diễn biến phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khiến thị trường đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm nhẹ "như có như không". Có thể nói, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo điểm nhấn cho thị trường.

Thị trường trong nước đi ngang phiên thứ 2 liên tiếp sau phiên giảm mạnh giữa tuần này. Thanh khoản thị trường giảm dần về cuối tuần khi nhà đầu tư thận trọng với phiên cơ cấu danh mục của các quỹ ETF nội.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng là chính là nhân tố giúp thị trường giữ vững xu hướng tăng kể từ giữa tháng 11. Trong khi nhóm bluechips chịu tác động từ hoạt động cơ cấu danh mục ETF, dòng tiền dịch chuyển sang nhóm đầu tư công trong phiên hôm nay.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 3,55 điểm (0,33%) về 1.074,04 điểm, VN30-Index giảm 7,37 điểm (0,67%) xuống 1.086,11 điểm.

Thị trường đầu phiên chiều tiếp tục dao động lình xình với thanh khoản thấp. Tuy nhiên, lực bán dâng cao sau 13h30 đã khiến VN-Index rơi xuống vùng giá đỏ. Hiện chỉ số đang giảm hơn 4 điểm chủ yếu do sự đổ dốc của nhóm vốn hóa lớn như MWG, MSN, ACB, SSI, VJC, ...

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,11 điểm (0,1%) lên 1.078,7 điểm, HNX-Index tăng 0,64 điểm (0,3%) đạt 215,95 điểm, UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,59%) đạt 75,32 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 3/2. (Nguồn: VNDirect).

Toàn thị trường ghi nhận 446 mã tăng, 278 mã giảm và 235 mã tham chiếu, trong đó có 37 mã tăng kịch trần và 27 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 252 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.462 tỷ đồng. Tính riêng trên sàn HOSE thì giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 3.244 tỷ đồng, giảm 35% so với phiên trước.

Nhóm vốn hóa lớn phân hóa với 11 mã giảm và 14 mã tăng, VN30-Index dừng phiên sáng giảm 2,5 điểm còn 1.090,98 điểm. Trong đó, MWG sau phiên tăng mạnh hôm qua đã điều chỉnh trong phiên sáng nay khi giảm 3,2% xuống 48.300 đồng/cp. Các bluechip khác như MSN, ACB, VIC, VJC, GAS mất hơn 1% thị giá. 

Bên chiều tăng điểm, VCB cũng loạt cổ phiếu trụ như BID, PLX, SAB, HPG, STB, VRE, EIB, ... đang nỗ lực giữ nhịp cho chỉ số chính.

 Cổ phiếu BID là một trong những trụ đỡ chính của thị trường phiên sáng nay. (Ảnh: Thu Thảo).

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 1,12 điểm (0,1%) lên 1.078,71 điểm, VN30-Index giảm 2,28 điểm (0,21%) về 1.091,2 điểm.

Thị trường duy trì biến động trong biên độ hẹp đến giữa phiên sáng với điểm sáng tiếp tục đến từ nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, điển hình là LCG gần chạm trần, KSB tăng 5,7% lên 23.300 đồng/cp, HHV (+6,6%), HUT (+6,1%), VCG (+5,5%), HBC (+4,5%), ...

Về mức độ ảnh hưởng, VCB, PLX, BID, STB, HPG là những cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index. Chiều ngược lại, MSN, MWG, VIC là ba lực cản chính của thị trường chung.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,32 điểm (0,22%) lên 1.079,91 điểm, HNX-Index tăng 1,11 điểm (0,51%) đạt 216,41 điểm, UPCoM-Index tăng 0,59 điểm (0,79%) đạt 75,47 điểm.

VN-Index mở cửa đầu phiên tăng hơn 1 điểm, tuy nhiên nhìn chung xu hướng chính của thị trường sau 40 phút đầu giao dịch vẫn là giằng co trong biên độ hẹp. Thanh khoản thị trường tụt áp đáng kể khi giá trị giao dịch hiện chỉ bằng một nửa phiên trước đó.

Diễn biến theo nhóm ngành, do thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu kèm thanh khoản thấp. Điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công với nhiều mã tăng trên 2% có thể kể đến như LCG, KSB, C4G, ...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 2/2 ghi nhận chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cùng đi lên mạnh mẽ. Nhân tố hỗ trợ chính được cho là kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của Meta (công ty sở hữu Facebook) đã giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện, trái ngược với không khí u ám của năm ngoái.

S&P 500 tăng 1,47% lên gần 4.180 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite vọt lên 3,25% và kết phiên ở 12.201 điểm, cao nhất kể từ tháng 9.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.