|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu nào kéo VN-Index giảm mạnh nhất tuần qua (25 - 29/11)?

20:01 | 29/11/2019
Chia sẻ
Thống kê tuần giao dịch (25 - 29/11), họ Vingroup, nhóm dầu khí, ngân hàng và một số mã trụ như SAB, BVH điều chỉnh khiến VN-Index chưa cắt được chuỗi phiên giảm điểm.

Sau những phiên giao dịch thăng hoa khi VN-Index vượt 1.000 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp. 

Đóng cửa tuần giao dịch (25 - 29/11), VN-Index giảm 7,03 điểm (0,72%) về mốc 970,75 điểm. Diễn biến cùng chiều, HNX-Index đóng cửa tuần ở 102,50 điểm, giảm 0,59 điểm tương đương 0,57% so với cuối tuần trước.

Trên sàn HOSE, cả khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên đều giảm, mức giảm lần lượt là 12,50% và 17,99% về 188 triệu cổ phiếu và 4.038 tỉ đồng/phiên.

Độ rộng thị trường, sàn HOSE có 139 mã giảm giá, 170 mã tăng giá và 75 mã đứng giá tham chiếu tuần qua. Mặc dù số mã tăng giá áp đảo, nhưng các cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu khiến VN-Index chưa chấm dứt chuỗi phiên giảm điểm.

Bộ ba SAB, VHM và GAS kéo VN-Index giảm sâu

Theo thống kê, ba cổ phiếu trụ tác động lớn nhất đế đà giảm của VN-Index tuần qua gồm có SAB, VHM và GAS. Giao dịch kém tích cực của ba mã vốn hóa này khiến chỉ số giảm tổng cộng 4,74 điểm.

VNI

Cụ thể, giá cổ phiếu SAB của Sabeco tuần qua giảm 3,83% xuống còn 226.000 đồng/cp, dẫn đến VN-Index giảm 1,698 điểm. Một cổ phiếu nhóm thực phẩm đồ uống khác là MSN của Masan cũng giảm 0,71%, kéo tụt VN-Index giảm 0,172 điểm.

Đứng thứ hai về mức độ giảm điểm VN-Index, giá cổ phiếu VHM của Vinhomes giảm 1,71%, khiến chỉ số giảm 1,576 điểm. Hai cổ phiếu khác "họ Vingroup" cũng giao dịch không mấy khả quan, Cổ phiếu VIC và VRE giảm 0,43% và 1,01%, kéo VN-Index giảm 0,492 điểm và 0,24 điểm.

Trong diễn biến xấu của thị trường, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm giá tuần qua, trở thành một trong những nhân tố góp phần kéo tụt chỉ số.

Cổ phiếu CTG của Vietinbank dẫn đầu nhóm ngân hàng trong việc kéo thị trường giảm điểm. Theo đó, giá cổ phiếu này giảm 3,08% tuần qua, khiến chỉ số mất 0,712 điểm. Một số mã khác cùng ngành cũng tác động tiêu cực đến thị trường như HDB (VN-Index giảm 0,375 điểm), VCB (0,218 điểm), TCB (0,154 điểm), MBB (0,137 điểm).

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng là nhân tố tác động mạnh đến đà giảm điểm của thị trường. Dẫn đầu là cổ phiếu GAS với mức giảm điểm VN-Index (1,464 điểm), POW (0,344 điểm), PLX (0,304 điểm).

Sau thông tin ESOP với giá 10.000 đồng/cp, cổ phiếu MWG của Thế giới Di động giảm 2,68% tuần qua, khiến VN-Index giảm 0,391 điểm, nằm trong Top10 mã kéo VN-Index giảm mạnh nhất.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn, trung bình cũng tác động đến đà giảm của thi trường như FRT, ROS, SCS, GEX, NVL, HCM, REE, CTD và PHR.

HPG, HVN, VJC là động lực giúp thị trường không giảm sâu

Ở chiều ngược lại, một số mã giao dịch tích cực giúp thị trường không giảm sâu như HPG, HVN, VJC, BID và TCH. Cụ thể, giá cổ phiếu HPG tăng 3,39% tuần qua lên 22.850 đồng/cp, giúp VN-Index tăng 0,609 điểm. Hai cổ phiếu hàng không là VJC và HVN tăng lần lượt 3,4% và 1,33%, thúc đẩy VN-Index tăng 0,48 điểm và 0,303 điểm.

Cổ phiếu BID giao dịch trái chiều với nhóm ngân hàng, tăng 0,75% tuần qua, giúp chỉ số tăng 0,302 điểm. Mã ngân hàng ngược dòng thị trường tuần qua còn có EIB, TPB.

Diễn biến đối lập với họ Vingroup, cổ phiếu vốn hóa trung bình ngành bất động sản giao dịch tích cực, trở thành lực đỡ của thị trường như TCH (giúp VN-Index tăng 0,187 điểm), VPI (0,047 điểm), VRC (0,044 điểm), KDH (0,024 điểm).

Ngoài ra, cổ phiếu ngành dược tăng giá tuần qua như DCL và DMC, đóng góp tăng 0,084 điểm và 0,061 điểm vào chỉ số. Hai cổ phiếu penny là FIT và HVG tăng giá mạnh tuần qua với tỉ lệ 21,93% và 13,18%, nằm trong Top15 mã tác động tích cực nhất thị trường.  

Top10 cổ phiếu hỗ trợ thị trường còn có các mã như BHN (0,116 điểm), PPC (0,115 điểm), VSH (0,109 điểm), GTN (0,096 điểm) và SBT (0,086 điểm).

Tổng kết lại tuần giao dịch vừa qua (25 - 29/11), sự điều chỉnh đồng loạt của họ Vingroup, nhóm dầu khí, ngân hàng và một số mã trụ như SAB, BVH là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm điểm.  

Phan Quân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.