|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu HQC giao dịch tại vùng đáy lịch sử, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn 'gom' thêm 10 triệu cp

16:09 | 02/08/2019
Chia sẻ
Trước đó, ông Tuấn vừa mua 10 triệu cổ phiếu HQC từ ngày 9/5 - 15/5, nâng sở hữu lên 30,35 triệu cp, tương ứng 6,37% vốn điều lệ.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) đăng kí mua 10 triệu cổ phiếu HQC, mục tiêu nâng tỉ lệ sở hữu lên 8,47%. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 1/8 - 1/9, phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận.

Trước đó, ông Tuấn vừa mua 10 triệu cổ phiếu HQC từ ngày 9/5 - 15/5, nâng sở hữu lên 30,35 triệu cp tương ứng 6,37% vốn điều lệ, qua đó trở thành cổ đông lớn của Địa ốc Hoàng Quân.

Cùng thời gian này, Trưởng Ban Kiểm soát Nguyễn Thành Văn cũng mua một triệu cổ phiếu, nâng tỉ lệ sở hữu lên 0,58%.

Việc các lãnh đạo Địa ốc Hoàng Quân liên tục "gom" thêm cổ phiếu HQC diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu này giao dịch tại vùng đáy lịch sử. Cụ thể, kể từ lên sàn HOSE năm 2011, cổ phiếu của Địa ốc Hoàng Quân liên tục lao dốc, từ ngưỡng trên 20.000 đồng/cp rơi về quanh 3.000 đồng/cp.

Sau giai đoạn hồi phục lên ngưỡng 8.000 đồng 2014, cổ phiếu này lại tiếp tục xu hướng giảm, hiện giao dịch tại vùng đáy lịch sử với giá chỉ quanh 1.400 đồng/cp.

hqc

Cổ phiếu HQC đang giao dịch tại vùng đáy lịch sử quanh 1.400 đồng/cp. Nguồn: VNDirect

Về sở hữu của người có liên quan, bà Nguyễn Thị Diệu Phương, vợ ông Tuấn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT và sở hữu 18,2 triệu cp (tỉ lệ 3,82%); hai em trai của ông Tuấn là Trương Đức Hiếu và Trương Thái Sơn giữ chức Thành viên HĐQT, sở hữu lần lượt 3,7 triệu cp (0,79%) và 572.281 cp (0,1%).

Như vậy, nếu giao dịch thành công, ông Tuấn và người nhà sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 62,8 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ sở hữu 13,2% tại Địa ốc Hoàng Quân.

Sơn Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.