|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Có nên nới room để huy động nguồn lực nước ngoài tái cơ cấu hệ thống TCTD?

10:28 | 04/07/2017
Chia sẻ
Trước kiến nghị của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) về việc thoái vốn nhà nước, nới room ở các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra một số ý kiến giải trình.
bai toan noi room va huy dong nguon luc nuoc ngoai de tai co cau he thong tctd
Nới room ngân hàng. (Ảnh minh họa).

Trong đó, vấn đề nhận được quan tâm của thị trường đó là nới room ngoại của các TCTD. Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP thì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ một TCTD Việt Nam, ưu đãi hơn với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (tối đa 20%) so với các nhà đầu tư là tổ chức trong nước (tối đa 15%).

Trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, khó khăn, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư ngoại tại một TCTD yếu kém, được vượt quá giới hạn quy định trên theo từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư ngoại của một NHTM Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ là phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Theo NHNN, trong thời gian tới để huy động mọi nguồn lực cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu, trong bối cảnh không sử dụng tiền của ngân sách và việc huy động các nguồn lực trong nước còn hạn chế. NHNN cho rằng cần phải có các giải pháp để huy động nguồn lực từ nước ngoài, như nghiên cứu tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoại đối với từng loại hình TCTD, khuyến khích nhà đầu tư ngoại tham gia xử lý TCTD yếu kém…

Tuy nhiên, NHNN cũng lưu ý việc tiếp tục mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng cần đánh giá cẩn trọng, lộ trình triển khai phù hợp với nhu cầu thị trường và nền kinh tế.

Duy trì vốn nhà nước mức 65% tại các ngân hàng là cần thiết

Liên quan đến việc cổ phần hóa, NHNN trích dẫn quy định của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước: “…các ngân hàng thương mại cổ phần duy trì tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ (trừ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank)”.

NHNN nhận thấy trong giai đoạn 2011 – 2015 khi triển khai Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng TMCP Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém và xử lý nợ xấu. Vai trò đó cần tiếp tục phát huy trong giai đoạn 2016 – 2020, bởi các NHTM Nhà nước lớn về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị tường. Đòng thời đi đầu trong việc áp dụng công nghệ, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh cao, an toàn trong hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, tích cực tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN, thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường và tuân thu quy định pháp luật.

Xuất phát từ thực tiễn thời gian qua, yêu cầu trong công tác tái cơ cấu hệ thống TCTD, NHNN cho rằng việc duy trì cổ phần chi phối của nhà nước ở mức 65% là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn 2016 – 2020.

bai toan noi room va huy dong nguon luc nuoc ngoai de tai co cau he thong tctd NHNN: Việc niêm yết cổ phiếu ngân hàng không bắt buộc về mặt pháp lý

NHNN có phản hồi những ý kiến đóng góp và đề xuất của hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam về niêm yết cổ ...

Tập đoàn kinh tế có vốn tại TCTD phải chấm dứt kinh doanh lĩnh vực ngân hàng

Về việc chậm thoái vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước, NHNN chỉ ra do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt. Việc tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hoá và thoái vốn của chưa được chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, do điều kiện thị trường chưa thuận lợi nên việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành với quy mô lớn có thể gây tổn thất cho TCTD và doanh nghiệp nhà nước.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ chủ động phối hợp với các cổ đông lớn nhà nước để thực hiện dứt điểm lộ trình, phương án thoái vốn theo đúng chỉ đạo, định hướng chủa Chính phủ.

Đồng thời, NHNN cũng cho hay sẽ chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các TCTD phải thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

NHNN cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND thành phố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vốn góp tại các TCTD đẩy nhanh tiến độ thoái vốn.

Tiến Vũ

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.