|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khối lãi dự thu 'khổng lồ' tại các ngân hàng giờ ra sao?

10:55 | 07/03/2019
Chia sẻ
Số lãi dự thu của các ngân hàng đang tiếp tục tăng tuy nhiên chỉ tăng mạnh ở một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank, VietCapitalBank. Không tính SCB, quán quân của 9 tháng, và Agribank thì Sacombank là ngân hàng có lãi dự thu cao nhất với hơn 23 nghìn tỉ đồng.

Theo số liệu khảo sát từ 23 ngân hàng trong nước đã công bố báo cáo tài chính năm 2018, tổng số lãi dự thu tại các ngân hàng tính đến cuối năm đạt hơn 94.000 tỉ đồng, giảm 1,1% so với con số cuối năm trước.

Trong đó, Sacombank là ngân hàng ghi nhận lãi dự thu cao nhất trong nhóm khảo sát với 23.155 tỉ đồng (mặc dù đã giảm 6,4% so với cuối năm trước).

BIDV vượt qua VietinBank trở thành ngân hàng có số dư lãi, phí dự thu cao nhất trong nhóm Big 4 với 11.897 tỉ đồng, tăng 25,5% so với năm 2017. 

Trong khi đó, có thể nhận thấy sự nỗ lực lớn của VietinBank khi đã giảm hơn 52% số lãi dự thu của mình từ 14.524 tỉ đồng xuống còn 6.905 tỉ đồng, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của ngân hàng này giảm mạnh (hơn 27%) trong năm.

Tuy vậy, ba "ông lớn" ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn giữ vị trí Top 4 ngân hàng có lãi dự thu cao nhất sau Sacombank.

Xếp ngay phía dưới là các ngân hàng TMCP như Techcombank, VPBank, LienVietPostBank, HDBank...

Bảng so sánh số dư lãi dự thu của các ngân hàng năm 2018

Screen Shot 2019-08-12 at 12

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp

Xét về tăng trưởng tương đối,  trong năm 2018 các ngân hàng có mức tăng lãi dự thu cao nhất là Techcombank (48%), VietCapitalBank (35,4%), Sacombank (33,2%).

Tiếp đó là các ngân hàng tăng trưởng từ 20 - 30% gồm: LienVietPostBank, BIDV, VIB, Vietcombank và MBBank.

Ở diễn biến ngược lại, có 8/23 ngân hàng giảm lãi dự thu, trong đó VietinBank là ngân hàng giảm mạnh nhất (52,5%); VietABank (15,1%); ABBank (13,3%).

Lãi dự thu và những tác động đến lợi nhuận của ngân hàng

Lãi dự thu là khoản lãi dự tính thu được trên khoản vay của khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng. Theo thỏa thuận trên hợp đồng thì hàng kỳ ngân hàng đều hạch toán khoản lãi "dự thu" và thu được khi khách hàng "thực trả".

Đây là một hoạt động bình thường theo nguyên tắc  kế toán, tuy nhiên con số lãi dự thu sẽ ảnh hưởng đến khoản thu từ lãi của ngân hàng tuỳ thuộc vào đánh giá chủ quan về khả năng thu hồi. Do đó, một số khoản khoản thu từ lãi được ghi nhận để tính toán lợi nhuận nhưng lại khó có thể thu hồi, dẫn đến tình trạng "lãi ảo". Cùng với tình trạng này là việc số dư nợ xấu ghi nhận sẽ thấp hơn.

Lãi dự thu dự trù lợi nhuận sẽ có trong tương lai bản chất là lãi ảo”.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế

Tại VietinBank, cùng với việc giảm lãi dự thu là số dư nợ xấu tăng mạnh 50% trong năm 2018 và lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh. 

Chủ tịch ngân hàng ông Lê Đức Thọ từng chia sẻ nguyên nhân lợi nhuận của VietinBank giảm so với năm 2017 là do tái cơ cấu hướng tới việc áp dụng Basel II, ngân hàng đã chủ động điều chỉnh, đánh giá phân loại nợ làm ảnh hưởng đến kết quả về lợi nhuận. 

Tại những ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu như Sacombank, hay SCB số dư lãi dự thu ở mức cao do một số khoản nợ xấu được cơ cấu lại và được giãn thời gian trả nợ, giảm thời gian trích lập dự phòng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt.

Theo đề án tái cơ cấu của Sacombank, NHNN cho phép ngân hàng khoanh số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng trên báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2015, phân bổ dần số lãi và phí dự thu này vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời hạn tối đa 10 năm.

Hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chưa công bố báo cáo tài chính năm 2018 nhưng theo số liệu đến hết tháng 9/2018, số lãi phí dự thu là 45.349 tỉ đồng.

Khi so sánh lợi nhuận sau thuế (LNST) và lãi dự thu của các ngân hàng có thể nhận thấy tỉ lệ Lãi dự thu/LNST tại một số ngân hàng ở mức khá cao như: NCB (67,9 lần), PGBank (20,8 lần), VietABank (16,7 lần) và VietCapitalBank (10,9 lần).

Với tỉ lệ lớn như vậy, nếu có sự điều chỉnh về khoản lãi dự thu thì lợi nhuận của các ngân hàng này sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Screen Shot 2019-08-12 at 12

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp.

'ACB có thể lãi 6.333 tỷ đồng năm 2018 nhờ hoàn nhập dự phòng và thu hồi nợ xấu' Đề án tái cơ cấu Sacombank: Hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi dự thu phân bổ trong 10 nămĐề án tái cơ cấu Sacombank: Hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi dự thu phân bổ trong 10 năm Lãi dự thu: Cần thay đổi từ gốcLãi dự thu: Cần thay đổi từ gốc

Diệp Bình