|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ đông lớn nhất muốn bán hết gần 20% vốn Chứng khoán Everest

08:30 | 04/12/2023
Chia sẻ
CTCP Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn đăng ký bán toàn bộ 32 triệu cổ phiếu EVS của Chứng khoán Everest, tương đương 19,42% vốn của công ty.

CTCP Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn là cổ đông lớn nhất của Chứng khoán Everest và có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Hà, Thành viên Hội đồng Quản trị của công ty. Ông Nguyễn Xuân Hà hiện nắm trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết tại Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn nhưng không nắm giữ cổ phiếu EVS.

Theo đăng ký giao dịch, Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn muốn bán toàn bộ cổ phiếu EVS để tăng vốn lưu động. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5/12 đến 29/12 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Hiện giá cổ phiếu EVS giao dịch quanh mốc 9.000 đồng/cp, ước tính số cổ phiếu đăng ký giao dịch của cổ đông lớn nhất tại Chứng khoán Everest có giá trị gần 290 tỷ đồng.

 Diễn biến giá cổ phiếu EVS. (Nguồn: Tradingview).

Tại thời điểm Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn đăng ký bán ra, Chứng khoán Everest có hai cổ đông lớn là tổ chức đăng ký giao dịch và ông Vũ Mạnh Tiến. Danh sách cổ đông lớn trên báo cáo quản trị 6 tháng 2023 có ông Tiến và Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn với số lượng cổ phần nắm giữ là 10 triệu cp và 20 triệu cp.

Tuy nhiên, ngày 31/7, Chứng khoán Everest thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 60%. Lượng cổ phiếu sau khi về tài khoản của hai cổ đông trên nâng lên, lần lượt là 16 triệu cp và 32 triệu cp.

Thông tin thêm về Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn, tiền thân của công ty là Công ty TNHH MTV Trường An Phát Hospitality Sài Gòn.

Công ty đã phát triển dự án khách sạn 4 sao mang thương hiệu Fusion Suites tại lô đất 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh. Đây là một trong những bất động sản được Ngân hàng Quốc dân (NCB) dưới thời ông Đặng Thành Tâm mua vào đầu những năm 2010.

Tháng 2/2019, Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm Công ty TNHH Đầu tư Trương An Phát (12,5%), ông Phạm Hồng Hà (14,286%), bà Trần Cẩm Tú (14,286%), ông Nguyễn Hồng Tuấn (30,357%), ông Nguyễn Xuân Hà (14,286%) và bà Nguyễn Thảo Phương (14,286%). Nhiều cổ đông trên có liên quan đến những doanh nghiệp nhóm Gami.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.