|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

CJ CGV và hành trình thống lĩnh thị trường chiếu phim Việt Nam

07:10 | 22/06/2018
Chia sẻ
Quý I/2018, CJ CGV đạt tổng doanh thu 640 tỷ đồng và lãi trên 16 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. 
cj cgv va hanh trinh thong linh thi truong chieu phim viet nam Niêm yết cổ phiếu CGV Việt Nam trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc
cj cgv va hanh trinh thong linh thi truong chieu phim viet nam Nợ đối tác 7 triệu USD, Văn Hóa Phương Nam thế chấp phần vốn tại CGV Việt Nam

CJ CGV – công ty sở hữu chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc vừa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý I, với tổng doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt 32 tỷ Won, tương đương 640 tỷ đồng; như vậy trung bình mỗi ngày chuỗi rạp này thu về 7,1 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý đạt 810 triệu Won, tương đương 16,2 tỷ đồng.

Kết thúc quý I, tổng giá trị tài sản của CJ CGV tại Việt Nam khoảng 154 tỷ Won, tương đương 3.080 tỷ đồng; cùng với đó tổng nợ cũng vào khoảng 129 tỷ Won, tương đương 2.570 tỷ đồng.

Hiện CGV sở hữu thị phần chiếu phim lớn nhất Việt Nam, 45,3% sau quý đầu tiên, cùng 58 cụm rạp trên toàn quốc với gần 350 màn chiếu.

Mới đây công ty mẹ CJ CGV Hàn Quốc cho biết, sẽ tiến hành IPO và niêm yết cổ phiếu CGV Việt Nam trên sàn chứng khoán Hàn Quốc (KSE) cho kế hoạch huy động vốn, đồng thời nâng cao vị thế và hình ảnh của công ty trên thị trường Đông Nam Á.

cj cgv va hanh trinh thong linh thi truong chieu phim viet nam
CGV chiếm thị phần chiếu phim số 1 tại Việt Nam với trên 45%

Thông tin này đến ngay sau khi CTCP Truyền thông Phương Nam (Mã: PNC) thông bán bán 12,5% vốn cổ phần CGV Việt Nam cho CTCP Đầu tư Kim Cương Đen (mới chỉ hoạt động được hai tháng) với giá khoảng 160 tỷ đồng, để giải quyết các khoản nợ rủi ro cao. Dựa theo mức giá này, định giá của hệ thống rạp CGV Việt Nam tương đương 1.280 tỷ đồng. Còn giá trị 20% cổ phần CJ CGV Việt Nam và PNC đang nắm giữ khoảng 256 tỷ đồng trong khi giá trị sổ sách chỉ gần 31 tỷ.

Giao dịch dự kiến được thực hiện vào ngày 5/7, nếu thành công PNC sẽ hạ tỷ lệ nắm giữ tại CGV Việt Nam xuống còn 7,5%. Trong khi phần còn lại thuộc về công ty mẹ CJ CGV, nắm 80% vốn.

Báo cáo tài chính quý I/2018 của PNC có một khoản phải trả khác giá trị 7,2 tỷ đồng mang tên “Hủy giao dịch bán cổ phiếu CJ CGV Việt Nam”, khoản mục này tồn tại từ đầu năm. Có vẻ như, PNC từng có ý định bán cổ phần của CGV Việt Nam từ lâu, nhưng vì lý do nào đó mà hoãn lại và phải bồi thường.

Tính đến 31/3/2018, PNC vẫn ghi nhận khoản nợ vay ngắn hạn Tập đoàn CJ giá trị 160 tỷ đồng, cùng với đó là lãi vay CJ trên 15 tỷ đồng. Đây chính là khoản vay của PNC từ tháng 6/2014 nhằm thanh toán các khoản nợ ngân hàng khi đó.

Năm 2011, Công ty CJ CGV Việt Nam nắm quyền khống chế tại MegaStar thông qua việc mua lại Công ty Envoy Media Partners (EMP), đơn vị sở hữu 80% MegaStar; 20% còn lại thuộc quyền nắm giữ của CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC).

Đến cuối năm 2013, CJ mới chính thức chuyển đổi thương hiệu MegaStar thành CGV. Đầu 2014, toàn bộ cụm rạp MegaStar tại Việt Nam đổi tên thành CGV.

CJ CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam. Nhờ sự hậu thuẫn từ công ty mẹ, CJ CGV Việt Nam cũng là đơn vị đứng đầu về đại lý phát hành cho các studio tại Mỹ như UPI, Pixar, Disney hay Warner Bros. Ngoài ra, công ty cũng được hai hãng phát hành phim lớn nhất Hollywood là United International Pictures và Buena Vista International ủy thác phát hành độc quyền tại Việt Nam.

Xem thêm

Bạch Mộc

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.