|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty Megastar - CGV tiếp tục bị tố kinh doanh trái phép

06:40 | 07/03/2018
Chia sẻ
Theo nguồn tin của Dân trí, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam vừa có văn bản gửi tới các đơn vị chức năng “tố” Công ty CGV – doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài có nhiều dấu hiệu cho thấy đang hoạt động kinh doanh trái phép tại Việt Nam.

​​​​​​

cong ty megastar cgv tiep tuc bi to kinh doanh trai phep CGV rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Việt Nam
cong ty megastar cgv tiep tuc bi to kinh doanh trai phep Xây rạp chiếu phim: Cuộc đua của các 'ông lớn'?
cong ty megastar cgv tiep tuc bi to kinh doanh trai phep Đầu tư vào Việt Nam thông qua 'thiên đường thuế', CGV có kinh doanh trái phép?

Cụ thể, theo Hiệp hội trên, công ty Megastar (sau này là CGV xin giấy phép đầu tư năm 2004) đã không có ngành nghề phát hành phim Việt Nam. Khi đó, toàn bộ phim truyện điện ảnh của Việt Nam sản xuất là những phim nghệ thuật truyền thống cách mạng, phục vụ tuyên truyền chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

cong ty megastar cgv tiep tuc bi to kinh doanh trai phep

Thêm nữa, quy định của pháp luật thì điện ảnh là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, đối với doanh nghiệp có trên 51% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh trong lĩnh vực phát hành phim. Chiếu theo quy định của pháp luật thì CGV không được kinh doanh dịch vụ phát hành phim đối với những phim sản xuất tại Việt Nam cũng như không được khai thác – phát hành đồng thời những phim nước ngoài nhập về.

“Thế nhưng, nhiều năm nay, công ty CGV vẫn ngang nhiên không tuân thủ”, văn bản của Hiệp hội nhấn mạnh.

Cũng theo Hiệp hội này, CGV không những không tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh mà công ty này còn bị nhiều doanh nghiệp trong ngành “tố” có những dấu hiệu chèn ép các đơn vị sản xuất, phát hành ở Việt Nam, tiến tới lũng đoạn ngành công nghiệp điện ảnh.

Và với những “thủ đoạn” như vậy, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim ở Việt Nam gia tăng với mức độ rất nhanh, từ 25% trong năm 2015 lên 44% trong năm 2016 và 61% trong 9 tháng đầu năm 2017.

“Việc kinh doanh không đúng với ngành nghề quy định được phép là vi phạm những hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định và được cộng đồng quốc tế những như WTO… đồng thời ngang nhiên kinh doanh trái phép, thu lợi trong một thời gian dài và lũng đoạn đến 61% thị phần cần phải bị xử lý nghiêm minh để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh”, Hiệp hội và Hội Điện ảnh VN nhấn mạnh.

Từ những phân tích kể tên, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam đề xuất Chính phủ, các cơ quan chức năng chỉ đạo làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về phát hành phim của công ty CGV theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu CGV không được tiếp tục phát hành phim sản xuất tại Việt Nam.

Về lâu dài, Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định vào Luật Điện ảnh nhằm chặt chẽ và đáp ứng hơn yêu cầu thực tế của Việt Nam, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… nhằm đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh, minh bạch.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp thực sự sản xuất phim. Trong đó 15 doanh nghiệp đã sản xuất từ 2 bộ phim trở lên. Kinh phí cho mỗi bộ phim vào khoảng từ 5 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng.

Theo thống kê của Hiệp hội, phim Việt đang chiếm khoảng 20-30% thị phần về doanh thu. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 40-50% nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính sách của Nhà nước và được cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh, không bị chèn ép. Những năm 2000, mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 5-10 bộ phim theo diện Nhà nước đặt hàng. Từ năm 2004 trở lại đây, phim tư nhân sản xuất tăng mạnh. Năm 2014 có khoảng 25 phim, 2015 khoảng 40, năm 2016 khoảng 60 phim. Trong 10 tháng đầu năm 2017, cả nước sản xuất được khoảng 45 phim Việt Nam.

H.Anh