Chuyên gia VDSC: Nếu bạn kỳ vọng USD suy yếu, hãy mua vàng
Báo cáo phân tích mới đây của chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng căng thẳng địa chính trị gia tăng là một trong những lý do chính đáng để các nhà đầu tư có thể xem việc giá vàng tăng trở lại gần đây để gia tăng sở hữu đối với tài sản này.
Theo chuyên gia, điểm tích cực thú vị ở đây là những tháng gần đây đã chứng kiến sự gia tăng dòng chảy vào các quỹ ETF liên quan đến vàng ở các nước phương Tây.
Số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới cho hay lượng vàng ETFs nắm giữ trên toàn cầu đã tăng 311 tấn trong năm nay lên 3.881 tấn vào ngày 22/4, sau khi giảm 193 tấn vào năm 2021.
Lượng nắm giữ ETF vàng toàn cầu
Trong khi đó, điều thú vị là đồng USD đã không tăng giá nhiều hơn trong năm nay do việc thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) so với các ngân hàng trung ương G7 khác, với sức mạnh thị trường thực tế của đồng USD chủ yếu so với đồng yen Nhật (JPY) và ở mức độ thấp hơn đồng won của Hàn Quốc và đồng đô la Đài Loan (TWD).
Đồng USD so với đồng Đô la Đài Loan
Báo cáo nhận định nhu cầu phòng ngừa lạm phát tại khối G7 rõ ràng hơn ở châu Á hay các thị trường mới nổi khác.
"Rủi ro rõ ràng đối với vàng là việc Fed Mỹ thắt chặt chính sách. Nhưng vàng là tài sản để sở hữu nếu Fed không thực sự thắt chặt như điều chúng ta đang nghe", chuyên gia phân tích.
Chuyên gia cho rằng "Nếu bạn kỳ vọng USD suy yếu, hãy mua vàng".
Điều thú vị là mối tương quan nghịch giữa chuyển động tiền tệ và giá vàng không phải lúc nào cũng như vậy, và không thu hút sự quan tâm cho đến khi Mỹ đình chỉ chế độ bản vị vàng vào năm 1933 - một quyết định mà nhiều nhà kinh tế đồng ý là điều chủ yếu kéo đất nước ra khỏi Đại khủng hoảng.
Theo bản vị vàng, giá trị của đô la được liên kết trực tiếp với giá trị của vàng. Mỗi đô la được in ra được gắn với một lượng vàng dự trữ nhất định, sau đó được mua và bán với một mức giá cố định.
Việc cắt đứt quan hệ với bản vị vàng vào năm 1933 dưới quyền chỉ huy của Tổng thống Roosevelt cho phép các chính phủ nước ngoài đổi tiền giấy lấy vàng cho đến năm 1971 khi Tổng thống Nixon từ bỏ hoàn toàn hệ thống này, chuyển sang hệ thống tiền tệ pháp định.