|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Chuyên gia quốc tế nhận định về đồng ruble của Nga suy giảm

03:00 | 08/07/2022
Chia sẻ
Trong những ngày gần đây tỷ giá của đồng tiền Nga liên tục giảm so với những ngoại tệ chủ chốt. Tỷ giá đồng USD lần đầu tiên vượt mức 60 ruble/USD kể từ ngày 8/6, tỷ giá đồng euro lần đầu tiên đạt 62 ruble/euro kể từ ngày 10/6.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Quốc phòng Nga, Giám đốc Điều hành Bộ phận Thị trường Vốn của Tập đoàn đầu tư Univer Capital, Artem Tuzov giải thích tỷ giá đồng ruble suy yếu chỉ có thể xảy ra khi có sự tham gia của nhà nước.

Ông nói: “Trước đó người ta (chính quyền) đã tuyên bố rằng mức 70-80 ruble/USD có thể được coi là một tỷ giá bình thường đối với nền kinh tế. Không thể chủ động tác động đến tỷ giá hối đoái của đồng USD và đồng euro so với đồng ruble, do đó, họ đã bắt đầu tích cực mua đồng nhân dân tệ”.

Theo ông Tuzov, do mối quan hệ tương hỗ trên thị trường ngoại hối toàn cầu, nên việc mua vào đồng tiền của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khác so với đồng ruble.

Nhà phân tích giải thích lý do tại sao nhà nước Nga đang cố gắng đưa tỷ giá hối đoái của đồng USD từ khoảng 50 ruble trở lại với tỷ giá 70-80 ruble. Theo ông, việc làm cho đồng USD rẻ hơn đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nga, và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các công ty và nền kinh tế. Với tỷ giá 70-80 ruble/USD, nền kinh tế sẽ ổn định nhất trong thời gian Nga phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì liên quan tới tình hình ở Ukraine (U-crai-na). 

Theo chuyên gia, một trở ngại đối với việc thực hiện kế hoạch quay trở lại tỷ giá hối đoái 70-80 ruble/USD có thể là các biện pháp trừng phạt mới nếu chúng ảnh hưởng đến các ngân hàng và tài khoản đại lý của Nga.

Trong khi đó, theo đánh giá của Trung tâm Phân tích Kinh tế Vĩ mô và Dự báo Ngắn hạn (CMASF), nếu không có cú sốc trừng phạt mới, nền kinh tế Nga có thể tăng trưởng 2–2,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022–2024. Nhưng đây sẽ là sự tăng trưởng của một nền kinh tế bị tổn thương về cấu trúc, trong đó một số khu vực tạo ra thu nhập, trong khi những khu vực khác có triển vọng đột phá.

Trần Hiếu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.