|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chuyên gia lý giải hiện tượng gồng lỗ lâu hơn gồng lãi, nhà đầu tư thích ‘cưa chân bàn’

10:18 | 04/04/2022
Chia sẻ
Trong chương trình Bí mật đồng tiền phát sóng ngày (30/3), ông Phạm Đỗ Huy Cường, thành viên HĐQT, Giám đốc Tài chính An Phát Holdings (Mã: APH) và ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Phân tích của SSI Research đã có những chia sẻ liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng cho nhà đầu tư.

Những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu?

Ông Phạm Đỗ Huy Cường: Theo quan điểm của tôi thì có 3 yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là những vĩ mô liên quan đến bên ngoài doanh nghiệp như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng về kinh tế. Yếu tố thứ hai là là kỳ vọng, sự rủi ro của nhà đầu tư. Yếu tố thứ ba là quan trọng, đó là nội tại của doanh nghiệp, nội tại của doanh nghiệp.

Tín hiệu khi lãnh đạo mua bán cổ phiếu?

Ông Phạm Đỗ Huy Cường: Khi công bố lý do do bán cổ phiếu, bao giờ cũng có nhu cầu cá nhân, bản chất mọi người thấy rằng cổ phiếu cá nhân nắm giữ về cơ bản là quản lý doanh nghiệp hay cổ đông đều là một khoản đầu tư. Như khoản đầu tư của cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp vào cổ phiếu của công ty mình rất khác, một phần thể hiện sự cam kết gắn bó, một phần thể hiện cho cổ đông thấy rằng các cá nhân lãnh đạo đã hết mình vì công ty.

Quan điểm cá nhân của tôi thì việc cá nhân ai cũng có có nhu cầu tài chính cá nhân, ví dụ như cần phải mua nhà, cho con đi du, sẽ bán một phần đi. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo bán hết đi có thể sẽ thể hiện một cái vấn đề, lãnh đạo vẫn chưa thể hiện sự cam kết với công ty.

Ông Phạm Lưu Hưng: Trong trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp mua hay doanh nghiệp bán là một cái tín hiệu để cho nhà đầu tư như sử dụng. Nhà đầu tư như sử dụng để đánh giá, bắt chước được việc gửi ra những tín hiệu như vậy. Tôi chỉ nói lan man một tí về các cái lý thuyết liên quan đến tín hiệu, tôi hiểu việc doanh nghiệp mua hay bán chỉ là một tín hiệu, chúng ta phải đánh giá tất cả các tín hiệu khác trước khi đưa ra quyết định. Không chỉ đơn thuần nhìn lãnh đạo doanh nghiệp mua và bán mà đánh giá được bất cứ câu chuyện Ai mua bán được ở đỉnh đều là câu chuyện may mắn khó có thể bán được cổ phiếu ở đỉnh để một cách cố tình.

Có nên mua cổ phiếu IPO?

Ông Phạm Lưu Hưng: IPO nước ngoài gắn liền với niêm yết sau khi IPO xong, sau ngày hôm sau có thể niêm yết trên thị trường giao dịch. Với những cổ phiếu hot nhiều người mua sẽ cố gắng mua trong phiên tiếp theo, thường là các cổ phiếu sau IPO tăng mạnh. Ở Việt Nam câu chuyện này thì xảy ra ở thời điểm thị trường nóng. Câu chuyện gần đây đi theo hướng giá cổ phiếu sau khi IPO thường giảm sau đó sẽ tăng lại và các nhà đầu tư có vẻ đầu tư để có lợi nhuận ngay nên một tháng, hai tháng đầu lỗ thường cảm giác mình bị lừa nếu cầm các cổ phiếu đó dài hạn thì bạn hầu như đều có lãi. Tuy nhiên lãi không quá cao.

Tại sao ôm cổ phiếu lỗ rất lâu, giá tăng lại bán ngay?

Ông Phạm Lưu Hưng: Tôi nghĩ rằng ôm cổ phiếu là tâm lý chung. Trong tâm lý học hành vi, việc nhà đầu tư sợ lỗ hơn so với lãi là bình thường. Có những hiệu ứng trên thị trường xuất phát từ các vấn đề về mặt tâm lý như nỗi sợ mất mát, hiệu ứng ngược. Vì thế thì mọi người khi lỗ thường hay giữ rất lâu còn vừa lãi là bán. Khi trao đổi với các bạn môi giới thì nhà đầu tư thường nhận được ý kiến nên phù thịnh chứ không phù suy. Tức là sai thì cắt lỗ, chúng ta chuyển sang mua cổ phiếu khác, không nên cố gắng giữ khoản thua lỗ chờ hồi.

Có nên cưa chân bàn?

Ông Phạm Lưu Hưng: Mọi người hay bị nhầm về việc “cưa chân bàn”, thực ra chỉ là mua trung bình giá xuống và thường áp dụng với các trường hợp các nhà đầu tư ngắn hạn. Khi đầu tư ngắn hạn người ta thường chọn điểm mua, điểm bán sau đó mua giá cổ phiếu xuống mà không nhìn nhận đánh giá lại mua cổ phiếu.

Lợi Hoàng