|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/4: NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 700 tỷ đồng phiên VN-Index thành công lấy lại mốc 1.500 điểm

08:10 | 04/04/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index thành công lấy lại mốc 1.500 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn nhuốm màu ảm đạm khi họ là bên bán ròng duy nhất trên thị trường. Về giá trị cụ thể, khối này rút ròng 672 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 536 tỷ đồng.

Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần không quá tiêu cực khi được hỗ trợ tại vùng giá đỏ và liên tục chạm tới những vùng giá cao hơn. Mặc dù VN-Index gặp một chút rung lắc tại vùng cản 1.500 điểm, nhưng cầu mua mạnh mẽ đã hấp thụ hết áp lực cung tại khu vực này, và giúp chỉ số khởi sắc trong khoảng thời gian còn lại của phiên.

Kết phiên, VN-Index có thêm 24,29 điểm, tương ứng tăng 1,63% so với phiên trước và chốt tại 1.516,44 điểm. Thanh khoản cũng tăng mạnh so với phiên trước với giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 26.653 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 31.990 tỷ đồng, tăng 9,6% so với phiên liền trước.

Dòng tiền tiếp tục bị thu hút bới nhóm vốn hóa lớn, giúp VN30-Index có diễn biến tích cực hơn hẳn, từ đó dẫn dắt đà tăng của thị trường chung. Chỉ số đóng cửa với mức tăng 33,94 điểm (+2,25%). Chỉ có duy nhất PLX đỏ nhẹ, còn lại 29 mã đều đóng cửa trong sắc xanh. Nổi bật là MWG (+7%), PNJ (+6,1%), SAB (+4%), HDB (+3,9%), VPB (+3,8%).

Với diễn biến tích cực của thị trường, hầu hết các nhóm ngành đều trong sắc xanh, ngoại trừ nhóm dầu khí có diễn biến điều chỉnh. Nổi bật là sự dẫn dắt của nhóm bán lẻ, bên cạnh đó nhóm công nghệ và hàng tiêu dùng vẫn đang giữ được trạng thái tốt. Mặt khác, nhóm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cũng hỗ trợ tốt cho thị trường. 

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường trong tuần 28/3 - 1/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).  

Tổ chức trong nước mua ròng gần 260 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch cuối tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) tiếp đà mua ròng 257,9 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 103,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có MWG, FPT, VNM, ROS, VHC, MSN, VIC, SSI, MBB, FUEVFVND.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp thép. Top10 mã mua ròng của khối này gồm FLC, HPG, E1VFVN30, TCB, ACB, NKG, DXG, CTG, DGC, NLG.

NĐT cá nhân bán ròng gần 700 tỷ đồng phiên VN-Index thành công lấy lại mốc 1.500 điểm

Trong phiên VN-Index thành công lấy lại mốc 1.500 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn nhuốm màu ảm đạm khi họ là bên bán ròng duy nhất trên thị trường. Về giá trị cụ thể, khối này rút ròng 672 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 536 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp nhóm bán lẻ. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã VHM, MWG, HPG, FPT, SSI, PNJ, FUEVFVND, PHR, ROS, HUB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu ở ngành hóa chất, bất động sản. Top bán ròng có: DGC, VNM, FLC, TCB, ACB, NKG, KDH, CTG, NVL.

  Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 1/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Khối ngoại tiếp tục mua mạnh VNM, DGC, VRE 

Về giao dịch của NĐT nước ngoài, họ duy trì mua ròng 414 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 432 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm & đồ uống, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: VNM, DGC, VRE, KDH, DXG, DPM, CII, NVL, SAB, NKG.

Trong khi đó, áp lực rút vốn của NĐT ngoại chủ yếu ghi nhận tại nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VHM, E1VFVN30, PHR, HUB, PNJ, SSI, FUEVFVND, GVR. 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.