Chuyên gia lý giải động lực khối ngoại mua ròng hơn 10.400 tỷ đồng trong quý II?
Theo thống kê, khối ngoại mua ròng gần 3.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, đặc biệt trong quý II giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thị trường là 10.417 tỷ đồng. Đây chính là một trong những dấu hiệu tích cực khi khối này bán ròng kỷ lục năm 2021 với tổng giá trị lên đến 62.358 tỷ đồng hay quý I năm nay họ tiếp tục bán ròng và thu về gần 7.000 tỷ đồng .
Tuy nhiên, chiến lược khối ngoại tại thị trường Việt Nam có sự thay đổi hoàn toàn, đặc biệt các mã DPM, MWG, NLG, BSR, CTG được họ mua ròng mạnh nhất trong quý II.
Tại chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc khối Phân tích của CTCK Bảo Việt cho biết sau giai đoạn bán ròng kéo dài của quý ngoại trong năm 2021- đầu năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đang quay trở lại xu hướng mua ròng, đặc biệt ở giai đoạn quý II đến thời điểm hiện tại.
“Nếu khớp nối với diễn biến thị trường, chúng ta có thể mường tượng ra được chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đa phần họ đầu tư trung dài hạn và đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị. Bởi vì trong giai đoạn từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2022 thị trường nằm trong xu hướng tăng điểm kéo dài, chân sóng kéo dài từ đầu năm 2020 (sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện).
Do vậy, trong các nhịp tăng nóng mặt bằng giá cổ phiếu được đẩy lên các nền cao, P/E đỉnh của VN-Index khoảng 17- 18 lần, các nhà đầu tư nước ngoài nếu theo trường phái đầu tư giá trị vào những vùng điểm này họ sẽ có xu hướng chung là chốt lời, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra hành động này qua việc bán ròng năm 2021 đến hết quý I của năm 2022.
Tuy nhiên, sang quý II năm 2022 cục diện đã thay đổi hoàn toàn, khi thị trường của chúng ta bắt đầu tạo đỉnh và lao dốc, cùng nhịp điều chỉnh rất mạnh; trong đó nhiều mã cổ phiếu đã giảm chiết khấu so với đỉnh khoảng 30 - 50%, thậm chí có lúc giảm trên 50%.
Chính vì vậy đứng từ góc độ đầu tư giá trị, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng mua ròng trở lại, lý do xuất phát từ giá cổ phiếu đã quay trở lại vùng tương đối hấp dẫn (giá thấp), so với các định giá theo trường phái cơ bản ta thấy hiện giờ dư địa tăng trưởng đã đạt mức tương đối khả quan ( thường trên 20% họ bắt đầu giải ngân).
Bán cổ phiếu khi đã lỗ sâu thường sẽ ít động lực hơn khi bán chốt lời
Trong tháng 7, có một số sự kiện liên quan đến các cổ phiếu khá nổi tiếng trên thị trường, ví dụ DGC sở hữu 200 triệu cổ phiếu bắt đầu giao dịch; hay hơn một tỷ cố phiếu HPG sẽ về tài khoản vào khoảng ngày 20/7 năm nay.
Theo ông Bình, đối với một mã cố phiếu có lượng cổ phiếu lớn về tài khoản của nhà đầu tư sau giai đoạn chờ đợi thông thường ít nhất từ 1-2 tháng, chắc chắn sẽ có áp lực cung trong số này; đa phần nhằm vào hai mục đích: Thứ nhất là tài chính cá nhân của những người nắm giữ; thứ hai là điểm họ đánh giá trên khía cạnh đầu tư, đặt ra nghi vấn rằng: “Liệu thời điểm hiện tại còn hấp dẫn để tiếp tục nắm giữ lượng cổ phiếu đó hay không?”.
Nếu quan sát cụ thể hơn vào hai yếu tố này, đối với yếu tố thứ nhất ở giai đoạn nào cũng lặp lại giống nhau, khi nhu cầu tài chính cá nhân của mỗi người sẽ một khác và nhiều khả năng trong lượng cổ phiếu lớn, sẽ có các nhà đầu tư bán bớt; đối với khía cạnh thứ hai còn khớp nối với triển vọng cơ bản của doanh nghiệp, đồng thời liên kết với giá cổ phiếu trong thời gian gần đây.
“ Khi nhìn nhận vào yếu tố tứ hai chúng ta chỉ có thể đánh giá một cách tương đối, nguyên do thứ nhất là triển vọng của từng doanh nghiệp sẽ một khác . V í dụ DGC hay HPG chúng ta có thể đánh giá bức tranh đang có phần khác nhau, nếu nhìn vào triển vọng trong các quý tới DGC vẫn tương đối tích cực, trong khi HPG nhiều khả năng sẽ có tin hiệu chậm lại đáng kể so với cùng kỳ của năm trước
Nguyên do thứ hai là yếu tố đầu tư cần phải khớp nối với diễn biến giá cổ phiếu, bởi vì giá cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát trong thời gian vừa qua đã giảm sâu, so với thời điểm thực hiện quyền (trước khi lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư) ta có thể thấy vùng giá hiện tại đã bị chiết khấu khoảng trên 30%; nếu đứng trên khía cạnh đầu tư, để bán một cổ phiếu khi đã lỗ sâu thông thường động lực sẽ ít hơn so với bán cổ phiếu đang lãi.
Nhìn theo khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp, hai yếu tố khớp nối với diễn biến giá cổ phiếu rõ ràng DGC và HPG đang có phần 50/50%. Một cổ phiếu cơ bản tốt tuy nhiên giá chưa chiết khấu nhiều so với thời điểm thực hiện quyền, ngược lại một cổ phiếu cơ bản không tích cực trong ngắn hạn nhưng giá đã được chiết khấu; tôi cho rằng áp lực bán ở thời điểm hiện tại đối với hai mã cổ phiếu này là không quá lớn.”
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/