|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Chúng tôi đi vào giông bão vì dự án AVG'

08:10 | 21/12/2019
Chia sẻ
“Người ta chia nhỏ công việc, người ta đưa dự án vào danh mục mật để không ai thấy bức tranh toàn cảnh để phản đối dự án mua AVG”.

Ngay sau khi đại diện VKS giữ quyền công tố tại toà công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo trong vụ án xảy ra khi thực hiện thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, phiên toà ngày 20/12 tiếp tục với phần các bị cáo và luật sư bào chữa.

“Không nghĩ phải đứng trước toà hôm nay”

Là người đầu tiên nêu ý kiến, bị cáo Phạm Thị Phương Anh - cựu Phó Tổng Giám đốc Mobifone nghẹn lời rằng chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày phải đứng trước bục khai báo như hôm nay, rằng khi nhắc lại sự việc như hàng ngàn mũi dao cắt vào da thịt.

Bà thấy “choáng váng” khi đón nhận bản luận tội của cơ quan công tố, dù biết mình đã sai.

Phạm Thị Phương Anh bị đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên toà đề nghị hình phạt 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về Tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

“Mong HĐXX cho một cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình. Cái sai ngày hôm nay cũng là cái sai đầu tiên nặng nề và đau xót quá!” – bà Phương Anh nói trên bục khai báo.

'Chúng tôi đi vào giông bão vì dự án AVG' - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng - cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone (Ảnh; TTXVN)

Cùng bị đề nghị mức án cho tội danh như bị cáo Phạm Thị Phương Anh, ông Nguyễn Mạnh Hùng - cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone khi tự bào chữa trước toà nói rằng thấy sốc khi nghe luận tội. Bị cáo giải bày, qua 26 năm làm việc ở Mobifone, trải qua nhiều cương vị, có nhiều đóng góp cho tổng công ty, chưa bao giờ nghĩ phải đứng trước phiên toà như hôm nay.

Tiếp tục khẳng định giữ nguyên các lời khai tại cơ quan điều tra cũng như trước toà, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Nhiệm vụ của tôi trong vụ án này, khách quan thì biết người chỉ đạo tôi là ai”. 

Bởi lẽ, trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, ông chỉ tham gia vào 2 văn bản mà một trong số đó nêu lên những băn khoăn mà nếu được Tổng Giám đốc xem xét nghiêm túc thì mọi người không phải đứng trước toà hôm nay.

Theo bị cáo, do dự án đóng dấu mật nên việc tiếp cận tài liệu là khó khăn, dù có sự thận trọng song cũng không đủ thông tin để đưa ra những nhận xét khách quan. Do đó, mong HĐXX xem xét bối cảnh, điều kiện xảy ra vụ án cách đây 4 năm.

“Một doanh nghiệp có bề dày văn hoá, để rồi cả ban lãnh đạo ngồi đây thì trách nhiệm của ai là điều cần quan tâm suy nghĩ. Có người khuyên phải nói lên sự thật và tôi cũng chỉ nói sự thật, dù làm cho ai đó đau buồn nhưng chúng tôi hoàn toàn khách quan trong vụ án này” – bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Không ai thấy bức tranh toàn cảnh để phản đối

Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên – cựu Phó Tổng GĐ Mobifone cũng cho biết bản thân nhận được rất ít thông tin về dự án trước khi Mobifone ký hợp đồng mua AVG. Trong thời gian thực hiện, mọi thông tin đều do các tổ giúp việc của Tổng GĐ phân công thực hiện.

Ông đã cố gắng đóng góp ý kiến xác đáng nhất để có cái nhìn rõ ràng và cẩn trọng về dự án, từ chối thanh toán 5% còn lại cho AVG, nếu tiếp thu một phần ý kiến của tôi thì sai phạm đã không xảy ra”.

'Chúng tôi đi vào giông bão vì dự án AVG' - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên – cựu Phó Tổng GĐ Mobifone (Ảnh:TTXVN)

“Trong cáo trạng, viện kiểm sát không đánh giá việc tôi ngăn chặn thanh toán nốt 5% cho AVG. Thực ra việc này rất quan trọng vì nó là tiền đề để hủy bỏ hợp đồng. Việc chưa thanh lý mở ra khả năng hủy bỏ hợp đồng ở cả 2 phía” – bị cáo Nguyên phân trần và cho biết ít có người nào dám làm trái ý Chủ tịch HĐTV. 

Chính việc phản đối thanh toán 5% cuối cùng đã tự tạo ra khó khăn bị cáo trong công việc khi Lê Nam Trà liên tiếp chỉ đạo kỷ luật mình.

“Chúng tôi đi vào giông bão với dự án này. Người ta chia nhỏ công việc, người ta đưa dự án vào danh mục mật, người ta đưa ra mục tiêu cao cả đạt 5 tỷ USD doanh thu cho dự án, phù hợp mục tiêu chiến lược phát triển đa ngành nghề viễn thông. 

Với những mục tiêu cao cả ấy, những người yêu Mobifone không nắm được thông tin chi tiết về vụ việc. Người ta chia nhỏ công việc để không ai thấy bức tranh toàn cảnh để phản đối” – Nguyên nói.

Đến phần mình, bị cáo Phan Thị Hoa Mai – cựu Thành viên HĐTV Mobifone khẳng định dù khi đó biết giá thẩm định có sự khác biệt lớn so với sổ sách kế toán nhưng bà vẫn đồng thuận trình ký vì không có cơ sở đưa ra ý kiến phản đối. 

Bởi giá mua bán dựa trên giá trị thị trường, không theo giá trị sổ sách nên Mobifone thuê đơn vị thuê tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp trước khi thực hiện giao dịch là phù hợp.

Bản thân bị cáo không có chuyên môn về thẩm định giá mà chỉ có kinh nghiệm về tài chính kế toán trong phạm vi doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ trên các chỉ đạo của Bộ TT-TT, ý kiến của nhiều bộ ngành, với vị trí của mình, bà hoàn toàn tin tưởng tình hình khó khăn của AVG cùng các vấn đề khác đã được xem xét, quyết định. 

Trong Tổng Công ty, bà “buộc phải tin tưởng” cấp trên vì văn bản truyền xuống đều khẳng định đã cùng đơn vị tư vấn tính toán thận trọng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Thành

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.