|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam đón thêm một quỹ ngoại mới, những ngành và cổ phiếu nào được nhắm đến?

17:00 | 02/03/2022
Chia sẻ
Mới đây, một quỹ mới được thành lập có tên gọi SCBRMVIET, thuộc Tập đoàn SCBAM đến từ Thái Lan. Quỹ sẽ bắt đầu gọi vốn lần đầu từ ngày 1/3 đến ngày 7/3. Ban lãnh đạo quỹ đề xuất danh mục đầu tư ba sản phẩm chính gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF và quỹ tương hỗ với tỉ trọng lần lượt là 40%, 30%, 30%.

Quỹ đầu tư vào cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Theo tìm hiểu, SCBAM tên đầy đủ là SCB Asset Management Co., Ltd được thành lập vào ngày 18/3/1992. Về quy mô, giá trị tài sản ròng do công ty quản lý đạt 1.659.964 triệu baht (31/12/2021), tương đương gần 51 tỷ USD. 

Trong bản cáo bạch chào bán chứng chỉ quỹ, quỹ SCBRMVIET cho biết các sản phẩm tham khảo của quỹ sẽ bao gồm DCVFMVN Diamond ETF, DCVFMVN30 ETF, SSIAM VNFIN ETF, Xtrackers FTSE VN, MCSI VN ETF. 

Quỹ sẽ có những nhận định và đánh giá lại vào thời điểm đầu tư để có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn. Sau đánh giá, quỹ sẽ lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, các công ty hoạt động có liên quan hoặc hưởng lợi từ nền kinh tế Việt Nam và cổ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài. Ngoài ra, quỹ cũng sẽ đầu tư vào các quỹ ETF và quỹ tương hỗ (danh mục đầu tư các quỹ này phải là cổ phiếu Việt Nam). 

Góc nhìn tích cực về đầu tư tại Việt Nam

Góc nhìn đầu tư tại thị trường Việt Nam, ban lãnh đạo của quỹ nhận định Việt Nam là quốc gia có cơ hội có tiềm năng phát triển vô cùng hấp dẫn. 

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển trong khu vực ASEAN và dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Nhiều tổ chức nhận định mức tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,5 - 7% trong giai đoạn 2021 - 2025 và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Quỹ đầu tư đến từ Thái Lan kêu gọi đầu tư - Ảnh 1.

Dự phóng tăng trưởng GDP của Việt Nam, so sánh với khu vực ASEAN và thế giới. Ảnh: SCBAM.

Hơn nữa, ngành công nghiệp Việt Nam, yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế đất nước, đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nền công nghiệp của Việt Nam còn nhận được đầu tư về cả mặt công nghệ trong lĩnh vực sản xuất. 

Việt Nam cũng là một quốc gia có lợi thế về xuất khẩu. Tính từ năm 2000 đến 2020, tỷ trọng ngành xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 40% lên đến 86% (2020). Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nước ngoài giúp có một vị thế tài chính vững chắc. 

Những ngành, cổ phiếu nào được nhắm đến?

Trong bản cáo bạch đầu tư, ban lãnh đạo có đề xuất danh mục đầu tư dựa trên chiến lược mà quỹ đã công bố. 

Ban lãnh đạo quỹ đề xuất danh mục đầu tư chia làm 3 sản phẩm chính gồm cổ phiếu, quỹ ETF và quỹ tương hỗ tại Việt Nam với tỉ trọng lần lượt là 40%, 30%, 30%, tập trung vào các ngành tài chính, bất động sản, sản xuất và tiêu dùng. Đứng đầu danh mục là ngành tài chính, chiếm tỉ trọng 40,1%, theo sau đó bất động sản chiếm 18,5% tổng tài sản cả danh mục. 

Quỹ đầu tư đến từ Thái Lan kêu gọi đầu tư - Ảnh 3.

Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ SCBRMVIET. Nguồn: SCBRMVIET.

Thông tin thêm, quỹ ngoại mới từ Thái Lan cũng đưa ra nhận định về ba cổ phiếu tiềm năng mà quỹ sẽ lựa chọn tại Việt Nam,. 

Đầu tiên là VCB. Quỹ đánh giá Vietcombank là ngân hàng VIệt Nam lớn nhất theo giá trị thị trường. Đây là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và có nhiều chi nhánh tại Việt Nam. Mảng bán lẻ của ngân hàng tăng mạnh từ 12% (2012) đến 54% năm 2020. 

Thứ hai là Vinhomes (Mã: VHM), đây là công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam, là công ty con của Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC). Công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ và có kế hoạch mở rộng đầu tư tại nhiều thị trường hấp dẫn. 

Thứ ba là PNJ. Quỹ đánh giá đây là doanh nghiệp đứng đầu và chiếm 38% thị phần nữ trang tại Việt Nam. PNJ có thể sẽ được hưởng lợi nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân nhờ tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng trang sức. 

N. Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.