|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán MB (MBS) đặt tham vọng lãi nghìn tỷ đầu tiên từ khi hoạt động

18:09 | 17/02/2022
Chia sẻ
Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, MBS sẽ gia nhập nhóm công ty chứng khoán lãi nghìn tỷ gồm có SSI, VNDirect, Bản Việt, HSC, TCBS.

Chứng khoán MB (MBS) công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2022 với kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng. Trong năm 2022, MBS đặt chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 3.027 tỷ đồng, tăng 35% so với thực hiện năm 2021. 

Đáng chú ý, trong năm nay công ty đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, cao hơn 49% kết quả đạt được năm 2021. Nếu hoàn thành chỉ tiêu đề ra, Chứng khoán MB sẽ có năm đầu tiên đạt mức lãi nghìn tỷ đồng kể từ khi đi vào hoạt động.

Chứng khoán MB (MBS) đặt tham vọng lãi nghìn tỷ đầu tiên từ khi hoạt động - Ảnh 1.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Chứng khoán MB (MBS). Nguồn: Tài liệu đại hội.

Với kết quả này, Chứng khoán MB sẽ lọt nhóm các công ty có mức lãi hàng nghìn tỷ đồng như SSI, VNDirect, Bản Việt, TCBS, HSC. Trong năm 2021, HSC và VNDirect  lần đầu gia nhập nhóm này.

Thông tin thêm về kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của MBS đạt gấp đôi so với thực hiện trong năm 2020, đồng thời vượt 50% và 53% kế hoạch được đưa ra tại đại hội đồng cổ đông năm ngoái.

Đánh giá về môi trường kinh doanh năm nay, ban lãnh đạo MBS cho rằng năm 2021 nền kinh té đã trong một giai đoạn cuối của một  pha suy giảm. Do đó, nếu không có diễn biến bất ngờ về dịch bệnh và triển vọng vắc xin, nhiều khả năng năm 2022 sẽ là một năm hồi phục toàn diện của nền kinh tế.

Trong bản kế hoạch kinh doanh năm nay, Chứng khoán MB tập trung loạt giải pháp liên quan đến hệ sinh thái của Tập đoàn MBGroup (trong đó có Ngân hàng mẹ MB). Đơn cử các giải pháp như phát triển khách hàng mới từ hệ sinh thái, bán chéo sản phẩm. Bên cạnh đó, MBS tăng doanh thu từ phân khúc khách hàng kênh số, chuyển đổi từ mô hình từ lực lượng môi giới sang quản lý tài sản.

Lợi Hoàng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.