|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Doanh nghiệp Việt không thể mãi đứng ngoài (bài 2)

15:30 | 20/09/2018
Chia sẻ
Áp dụng chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) với các doanh nghiệp niêm yết, đại chúng không còn là câu chuyện xa vời, mà đang là đòi hỏi từ nhiều nhà đầu tư quốc tế khi muốn bỏ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành Khối Tài chính doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) khẳng định như vậy với Báo Đầu tư Chứng khoán.
chuan muc bao cao tai chinh quoc te doanh nghiep viet khong the mai dung ngoai bai 2
Nguồn: TNCK
chuan muc bao cao tai chinh quoc te doanh nghiep viet khong the mai dung ngoai bai 2 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Doanh nghiệp Việt không thể mãi đứng ngoài (bài 1)
chuan muc bao cao tai chinh quoc te doanh nghiep viet khong the mai dung ngoai bai 2 Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 sẽ thay đổi chiến lược tín dụng của các ngân hàng từ năm 2018?

Theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt Nam mới đây, thị trường M&A Việt Nam kết thúc một thập kỷ với hàng ngàn giao dịch có giá trị lên đến 48,4 tỷ USD. Nhiều nhận định cho rằng, thị trường Việt Nam 100 triệu dân vẫn tiếp tục có sức hút dòng vốn ngoại (thông qua M&A, trở thành đối tác chiến lược, mua thông qua thoái vốn Nhà nước…). Quan điểm của ông như thế nào?

Phần lớn các thương vụ M&A của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện trong thập kỷ qua là các thương vụ liên quan đến thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp nhà nước, với các thương vụ điển hình là ThaiBev mua cổ phần Sabeco, Jardines Cycle & Carriage mua cổ phần Vinamilk, Nawaplastics mua cổ phần Nhựa Bình Minh...

chuan muc bao cao tai chinh quoc te doanh nghiep viet khong the mai dung ngoai bai 2
Ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành Khối Tài chính doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC)

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thoái vốn tại một số doanh nghiệp nhà nước không đạt được kết quả như mong muốn ban đầu như tại Vinaconex, Becamex, Viglacera...

Tôi hy vọng, từ kinh nghiệm của các thương vụ trong thập kỷ vừa qua, Chính phủ sẽ xem xét lại các phương án tái cơ cấu cần thiết trước khi triển khai các thương vụ thoái vốn, xem xét lại các quy trình và các phương thức thoái vốn trước khi tiếp tục triển khai các thương vụ thoái vốn trong tương lai.

Trong các hoạt động tư vấn M&A hay tư vấn chào bán cổ phần cho nhà đầu tư quốc tế, thông thường, công ty ông có gặp khó khăn trong thuyết phục nhà đầu tư quốc tế khi phía doanh nghiệp bán vốn chỉ thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam?

Trong các hoạt động tư vấn M&A và tư vấn chào bán vốn cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp quốc doanh cho nhà đầu tư quốc tế, HSC và các nhà tư vấn khác đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục nhà đầu tư vì 4 lý do chính.

Thứ nhất, phương án chào bán doanh nghiệp không phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã thua lỗ trong nhiều năm qua và vẫn bị ảnh hưởng xấu bởi nhiều vấn đề. Phương án chào bán vốn cổ phần tại các doanh nghiệp đó theo phương thức đấu giá công khai không phù hợp.

Thay vì bán vốn cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, Chính phủ nên xem xét phương án bán thanh lý tài sản.

Thứ hai, doanh nghiệp có cổ phần cần được chào bán không được chuẩn bị một cách phù hợp trước khi chào bán.

Những doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn đều cần phải được tái cấu trúc hoạt động, hoặc chiến lược kinh doanh cần phải được thay đổi, bổ sung, hoặc được nâng cấp để đạt được lợi nhuận tối thiểu trước khi chào bán.

Thứ ba, tỷ lệ của phần vốn cổ phần mà Nhà nước chào bán để thoái vốn tại các doanh nghiệp quốc doanh nhiều khi quá nhỏ (dưới 20% vốn điều lệ), không đưa lại các quyền lợi nhất định cho các nhà đầu tư tham gia.

Để có quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và có tiếng nói trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp sau khi mua thành công các cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu, nhà đầu tư cần mua được từ 20% trở lên của vốn điều lệ của công ty mục tiêu, thậm chí tỷ lệ chi phối từ 51% trở lên.

Thứ tư, trong nhiều thương vụ thoái vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp quốc doanh, bên bán không cho phép nhà đầu tư thực hiện việc thẩm định doanh nghiệp.

Quy trình bán đấu giá công khai thường được triển khai trong vòng 2 đến 3 tháng ngay sau khi công bố thông tin, thời gian này không đủ dài để các nhà đầu tư thực hiện quy trình thẩm định và định giá lại doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa niêm yết để có cơ sở cho quyết định đầu tư.

Trong những tình huống như vậy, ở vai trò nhà tư vấn và khớp nối bên mua và bên bán, công ty ông thường ứng xử như thế nào? Có trường hợp nào doanh nghiệp bên bán phải thực hiện thêm một bản báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế không? Hay có trường hợp nào nhà đầu tư quốc tế tự đánh giá lại doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn kế toán IFRS, để từ đó mới đi đến quyết định đầu tư không?

Vai trò và phạm vi công việc của tư vấn trong các thương vụ M&A và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quốc doanh bao gồm nhiều việc hơn là chỉ đơn thuần kết nối bên mua và bên bán.

Các tư vấn trong nhiều ngành chuyên môn khác nhau, bao gồm các tư vấn luật, tư vấn kế toán, thuế, tư vấn chứng khoán của cả bên bán và bên mua đều phải phối hợp với nhau để thực hiện thành công thương vụ M&A hoặc thoái vốn.

Tư vấn kế toán, thuế của bên bán nhiều khi phải xem xét lại hoặc kiểm toán lại sổ sách của doanh nghiệp, tùy theo tình hình sổ sách của doanh nghiệp trước khi chào bán.

Trong trường hợp của các thương vụ bán có giá trị lớn cho các nhà đầu tư quốc tế, bên bán có thể được bên mua yêu cầu phải cung cấp các báo cáo tài chính có kiểm toán được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) để các nhà đầu tư quốc tế hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quy trình thẩm định và quyết định đầu tư.

Trên sàn niêm yết, hiện đã có một số doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo IFRS, vậy tại sao đại đa số doanh nghiệp khác lại không làm? Các doanh nghiệp sẽ được và mất gì khi thực hiện theo chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế?

Chuẩn mực kế toán Việt Nam cần nắm bắt kịp chuẩn mực kế toán quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam gia tăng việc hòa nhập thương mại quốc tế và để tiếp tục thu hút các vốn đầu tư tại nước ngoài. Một số doanh nghiệp lớn và các hầu hết các doanh nghiệp FDI đã có báo cáo tài chính tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế là vì việc thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế chưa được Chính phủ bắt buộc và có chi phí cao hơn so với việc lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Báo cáo tài chính được lập theo IFRS sẽ được các nhà đầu tư quốc tế tin cậy hơn. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng điều chỉnh kết quả kinh doanh do các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra trong các báo cáo tài chính đã được thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2 sở giao dịch chứng khoán đang có những nỗ lực đào tạo và khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết áp dụng IFRS với mong muốn quy chuẩn này sẽ dần được nhiều doanh nghiệp hiểu và áp dụng trên thị trường. Theo ông, nhà quản lý chỉ nên dừng ở mức khuyến khích hay nên buộc các doanh nghiệp niêm yết hoặc một bộ phận doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn áp dụng IFRS để nâng tầm sự chuyên nghiệp của TTCK Việt Nam, cải thiện điểm số của thị trường trong khu vực và trên thế giới?

Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam nên thúc đẩy các doanh nghiệp đang có cổ phiếu niêm yết trên sàn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế càng sớm càng tốt, vì những lý do nêu trên.

Chi phí áp dụng IFRS ban đầu sẽ rất lớn

Việc áp dụng hệ thống chuẩn mực IFRS giúp doanh nghiệp có khả năng huy động vốn quốc tế dễ dàng hơn và với chi phí vốn thấp hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đại chúng hướng tới hoàn thiện hơn công tác quản trị và minh bạch trong công bố thông tin.

Tuy nhiên, chi phí áp dụng IFRS ban đầu sẽ rất lớn. Doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho công tác đào tạo đội ngũ để có thể đáp ứng được yêu cầu của IFRS; phải trả phí kiểm toán cao hơn, trả các khoản phí tư vấn và định giá, cũng như mua thông tin hỗ trợ cho việc lập báo cáo tài chính theo IFRS. Do vậy, IFRS sẽ không tạo giá trị đối với các doanh nghiệp nhỏ, công ty phi đại chúng.

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc AFA Research & Education, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc tại Việt Nam

(Còn tiếp)

Phan Hằng