Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 sẽ thay đổi chiến lược tín dụng của các ngân hàng từ năm 2018?
Sự điều chỉnh chiến lược tín dụng sẽ là cho kết quả kế toán tích cực hơn trong dài hạn.
Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 mang đến một cách tiếp cận mới trong báo cáo của các ngân hàng bắt đầu từ năm 2018, việc áp dụng nó có thể khiến các ngân hàng thay đổi chiến lược của họ, đặc biệt trong cho vay, theo báo cáo của Standard & Poor (S&P).
S&P cho biết các ngân hàng sẽ chuyển đổi từ các sản phẩm dài hạn về ngắn hạn hơn để đạt được kết quả kế toán tốt đẹp hơn.
Báo cáo từ S&P ghi nhận rằng, các ngân hàng sẽ có động thái định giá cao hơn đối với các sản phẩm cho vay nhất định (như cho vay doanh nghiệp hay cho vay thế chấp) nhằm bù đắp cho những khoản dự phòng tín dụng cao hơn thậm chí khi không suy yếu. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường nếu các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh như nhau, tạo ra một sự thay đổi trong nguồn cung tín dụng đến thị trường, giá của khoản tín dụng đó, cũng như hồ sơ rủi ro – lợi ích trong một số mảng cho vay.
S&P tính đến một sự thay đổi như vậy trong việc đánh giá vị thế kinh doanh của ngân hàng. Vào lúc cực đoan, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến quan điểm của S&P về sự năng động của một hệ thống.
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế số 9 (IFRS 9) có hiệu lực từ 1/1/2018 tạo ra những thay đổi quan trọng về kế toán đối với các ngân hàng, trong đó đáng kể nhất là thay đổi trong phương pháp ước tính tổn thất tín dụng. Theo chuẩn mực cũ - Chuẩn mực Kế toán quốc tế số 39, việc tính toán tổn thất tín dụng được áp dụng bởi mô hình “Tổn thất đã phát sinh” (Incurred Loss Mode), trong khi IFRS 9 - chuẩn mực mới về công cụ tài chính, yêu cầu các ngân hàng phải ghi nhận và trích lập dự phòng tổn thất tín dụng theo phương pháp “Tổn thất tín dụng dự kiến” (Expected Credit Loss - ECL). Trích từ báo ĐTCK, bài viết của tác giả Trần Đình Vinh, Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm toán - Dịch vụ tài chính, KPMG Việt Nam |