|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh là ai?

07:48 | 09/02/2018
Chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 189/QĐ-TTg ngày 08/02/2018, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Như vậy, ông Nguyễn Hoàng Anh sẽ trở thành Chủ tịch đầu tiên của cơ quan vẫn được gọi là “siêu ủy ban” này.

Thực tế, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng mới được thành lập cách đây ít ngày, theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

chu tich uy ban quan ly von nha nuoc tai doanh nghiep nguyen hoang anh la ai
Nguyên Bí thư Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đã trở thành Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh: Internet)

Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Tại Nghị quyết, Chính phủ cũng giao Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban.

Trước đó, Bộ Chính trị đã đồng ý thành lập cơ quan chuyên trách với tên gọi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

chu tich uy ban quan ly von nha nuoc tai doanh nghiep nguyen hoang anh la ai

Quyết định số 189/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh làm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Về Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963 tại xã Trường Thọ, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng, có trình độ Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Cử nhân lý luận chính trị.

Từ năm 2002, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy thành phố Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng khóa XI, Giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng.

Từ 2003 – 2005, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy thành phố Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng khóa XI.

Từ 2006 – 2007, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên chuyên trách Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng khóa XI. Từ 2007 - 2010: Đại biểu Quốc hội khóa XII, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế.

Từ 2010 – 2011, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XII, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

Ngày 24/3/2015, ông Nguyễn Hoàng Anh chính thức được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kì 2010-2015.

Ngày 26/12/2017, Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 648-QĐNS/TW ngày 25/12/2017 của Bộ Chính trị về phân công Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Hoàng Anh. Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020 thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020 để phân công nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ mới của ông Anh chính là Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo dự thảo trước đây của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có quy mô tài sản khoảng 5 triệu tỷ đồng, quản lý vốn Nhà nước tại nhiều tập đoàn, tổng công ty, trong đó có các “ông lớn” như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)…

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần có gì?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, sự thành công của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi chính những nhân sự công tác tại ủy ban này, mà trước hết là những nhân sự quản lý, đứng đầu.

Dưới góc nhìn của mình, bà Lan cho rằng, người quản lý ủy ban “phải là người có kỹ trị chứ không chỉ là chính trị”. “Nếu chỉ am hiểu chính trị mà không am hiểu thị trường, không nắm rõ các nguyên tắc quản lý cơ bản thì không thể làm tốt được. Hiện nay ở nước ta, việc đảo lộn hai vị trí ở một số đơn vị khiến tôi không yên tâm”, nữ chuyên gia nêu quan điểm.

Trong khi đó, dẫn lời trên tờ Nhà đầu tư, TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhất thiết phải là một nhà chính trị. “Một nhà chính trị hàng đầu”, ông nói.

Vị ĐBQH đương nhiệm lập luận rằng: Ủy ban này quản lý toàn bộ nguồn lực của quốc gia, lên đến 5 triệu tỷ đồng, mà kinh tế thì phải phục vụ chính trị, nên Người đứng đầu phải là một người làm chính trị để đưa ra những quyết định chính trị, không phải là những quyết định chuyên môn. Còn lại, bộ máy giúp việc sẽ là bộ máy chuyên môn. Và chúng ta phải rạch ròi như thế.

TS. Kiên nhấn mạnh, người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần là một người chính trị, lấy mục tiêu vì dân, vì nước lên hàng đầu chứ không phải vì lợi nhuận. Người đứng đầu cần có tầm nhìn xuyên suốt, chiến lược dài hơi trong ít nhất 30 năm, đặt vấn đề cổ phần hóa DNNN trong tầm nhìn vài chục năm mà không chạy theo những mục tiêu kinh tế ngắn hạn.

Về ông Nguyễn Hoàng Anh, người vừa được Chính phủ "chọn mặt gửi vàng" cho vị trí Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Như đã đề cập, ông Anh là một Ủy viên Trung ương Đảng, từng kinh qua nhiều chức vụ như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Lẽ dĩ nhiên, ông Anh sẽ đáp ứng yếu tố là một nhà chính trị.

Bên cạnh đó kinh nghiệm chính khách, người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng từng có những trải nghiệm trên cương vị doanh nhân. Cụ thể là Giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng (Tradimexco). Chưa kể ông Anh còn từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và nhiều khóa liên tiếp giữ trọng trách Đại biểu Quốc hội.

Hy vọng với những trải nghiệm đa dạng đã tham gia, ông Anh sẽ phát huy tốt trọng trách người đứng đầu "siêu" Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Xuân Thắng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.